Bệnh Celiac ở trẻ em là gì? Triệu chứng của bệnh và cách phòng ngừa! Celiac hay còn được gọi là bệnh dị ứng Gluten thường sẽ không biểu hiện triệu chứng nếu bé không ăn thức ăn chứa Gluten. Vậy bệnh có biểu hiện thế nào và phải khắc phục ra sao. Các mẹ cùng theo dõi bài chia sẻ sau đây nhé! 1. Bệnh Celiac là gì? Bệnh Celiac hay còn được gọi là mẫn cảm với thành phần Gluten do không dung nạp được chất Gluten. Vậy Gluten là gì? Khái niệm Gluten: Gluten là 1 dạng Protein có trong lúa mì, lúa mạch và nhiều ngũ cốc khác nhau. Gluten là thành phần chính trong các thực phẩm đó. Gluten tập hợp nhiều protein khác nhau mà quan trọng nhất đó là gliadin và glutenin. Các chất này liên kết với tinh bột, và tồn tại trong lúa mì, yến mạch và lúa mạch. Gluten không tan được trong nước nên các nhà nghiên cứu có thể tinh chế bằng cách rửa nước để tách chúng ra khỏi tinh bột. Và một số trẻ em có phản ứng không dung nạp được Gluten nên xảy ra hiện tượng dị ứng Gluten hay còn gọi là bệnh Celiac. 2. Triệu chứng dị ứng thức ăn Gluten ở trẻ thường gặp Trẻ em khi bị bệnh Celiac thường có những dấu hiệu dị ứng thức ăn sau đây: Khứu giác bé sẽ bị viêm hoặc nghẹt mũi Hen suyễn khó thở Viêm da dị ứng Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa trên da, nổi mề đay Tiêu chảy, nôn ói Chảy nước mắt, ngứa mắt Sình bụng chướng bụng Phân nhạt màu, có váng mỡ, có mùi hôi 3. Phòng ngừa bệnh Celiac Phương pháp duy nhất để phòng tránh khỏi bệnh dị ứng đồ ăn có thành phần Gluten đó là loại bỏ chất Gluten khỏi những thực phẩm ăn uống. Sau đây là những loại thực phẩm chứa Gluten 3.1 Thực phẩm chứa Gluten gây dị ứng Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen Bánh mì và các loại bánh ngọt Ngũ cốc tổng hợp Các loại kẹo Bánh quy, bánh rán, bánh nướng Nuôi, mì ống… Các loại thịt hộp, xúc xích Sốt dành cho xà lách Các loại nước súp, nước dùng, nước thịt Các món chay, giả thịt, hải sản chay Sữa bột, sữa tươi chứa Gluten: hãy thận trọng tìm mua sữa cho bé không chứa chất Gluten, vì sữa là nguồn dinh dưỡng chính ở trẻ 3.2 Phòng ngừa bệnh Celiac tại nhà Các mẹ nên thông báo cho người thân và cô giáo trong trường bé đang học biết rằng con em mình bị dị ứng thức ăn chứa thành phần Gluten, để mọi người có thể phòng tránh Đọc kỹ nhãn dán trên bao bì thực phẩm khi chọn mua cho con Tham khảo trên mạng, sách báo những thực đơn cho bé không liên quan đến lúa mì Nếu bé được gia đình cho ăn ngoài quán, bé cần có khẩu phần ăn riêng hoặc cha mẹ mang theo thức ăn riêng cho trẻ Đồ ăn vặt cho bé mẹ hãy nên tự chế biến để kiểm soát được những món ăn không chứa chất gây dị ứng cho con 3.3 Những loại thức ăn không có Gluten Ngũ cốc và tinh bột sau đây không chứa Gluten: Ngô bắp Kiều mạch Bột ngô Cây hoàng tinh Bột làm từ các loại đậu nành, gạo Diêm mạch Bột sắn Gạo Thực phẩm tươi free Gluten: Thịt cá tươi chưa được ướp hay tẩm bột Các loại khoai tây, khoai lang Trái cây Sữa không chứa Gluten và các sản phẩm từ sữa Rau Rượu lên men, rượu trái cây, rượu mạnh 4. Trường hợp nào dễ mắc chứng bệnh Celiac Trẻ em bị bệnh Celiac thường rất cáu kỉnh, nhỏ con hơn những bé trang lứa và dậy thì muộn, sau đây là những trường hợp bé dễ mắc chứng bệnh không dung nạp Gluten Những bé mắc chứng bệnh không dung nạp Lactose Những trẻ bị hội chứng Down Đối với người lớn sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh như: Bệnh Addison Bệnh Gan tự miễn Bệnh Sjogren Bệnh viêm khớp dạng thấp Bệnh tiểu đường Bệnh tuyến giáp Nếu bé bạn chỉ nhạy cảm nhẹ với thành phần gluten thì bé không cần phải ăn theo chế độ không có gluten. Chỉ cần hạn chế và bổ sung sữa dinh dưỡng cho bé. Vì sữa là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất và thiết yếu nhất của bé. Nếu trẻ bị dị ứng Gluten mẹ hãy tham khảo thêm dòng sữa Aptamil Lactose Free. Bài chia sẻ này mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chữa bệnh.