Trong thời gian mang thai các chuyên gia thường khuyến cáo mẹ nên bổ sung đầy đủ DHA cho bà bầu để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển não bộ và võng mạc mắt của thai nhi. Tuy nhiên hiện nay có nhiều mẹ thắc mắc uống DHA có gây táo bón không? Hãy cùng tìm hiểu về cách uống DHA đúng để hấp thu tốt nhất trong thai kì, Tầm quan trọng của DHA trong thai kỳ DHA là một loại axit béo, chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám của não bộ, khoảng 97%, giúp tăng độ nhạy bén cho các tế bào thần kinh, truyền tải, tiếp nhận thông tin nhanh chóng và chính xác. DHA cũng chiếm đến 20% cấu tạo giác mạc, góp phần quan trọng quyết định thị lực của trẻ. Do DHA không thể tự tổng hợp trong cơ thể nên cần được bổ sung từ các nguồn bên ngoài. Những người bình thường chỉ cần sử dụng các loại thực phẩm có chứa DHA là đã có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cơ thể. Riêng phụ nữ mang thai và nuôi con bú cần uống viên DHA kết hợp ăn các thực phẩm giàu DHA mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu của thai kỳ. Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ DHA cho bà bầu đảm bảo cho quá trình phát triển trí não và thị giác của thai nhi được tốt nhất. Đồng thời hỗ trợ mẹ bầu cải thiện sức khỏe tim mạch, nâng cao khả năng đề kháng và phòng tránh các bệnh thường gặp khi mang thai như: Tiền sản giật Tăng huyết áp Tiểu đường thai kỳ Trầm cảm sau sinh >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống DHA Mẹ bầu uống DHA có gây táo bón không? TRong thai kỳ các mẹ bầu thường hay gặp tình trạng táo bón. Vậy bà bầu uống DHA có gây táo bón không? Câu trả lời của chúng tôi là không. So với các vitamin bầu khác như sắt và canxi, bà bầu uống DHA trong thai kì thường không gây táo bón trừ khi mẹ bầu sử dụng một lượng quá lớn DHA trong thời gian nhiều ngày liên tiếp. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ bầu có thể lạm dụng việc bổ sung DHA hàng ngày. Để tránh những tác dụng phụ cho sức khỏe, mẹ bầu bổ sung DHA nên uống đúng loại, đủ liều. Bà bầu cần bao nhiêu DHA Mỗi ngày bà bầu nên uống bổ sung 200 – 300mg DHA kết hợp sử dụng các thực phẩm giàu DHA để có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho mẹ và bé. Đối với một số trường hợp cần uống DHA liều cao hơn bà bầu cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ và tuân thủ chỉ định tuyệt đối. Không nên tự ý tăng liều lượng DHA vì hành động này có thể gây ra một số hậu quả không mong muốn đối với sức khỏe thai kỳ như táo bón và 1 số triệu chứng khác như mọc mụn, hạ huyết áp,… Bà bầu nên uống DHA lúc nào? Ngay khi có kế hoạch mang thai bà bầu đã nên bắt đầu bổ sung DHA bằng đường uống để quá trình thụ thai, hình thành và phát triển hệ thần kinh, cơ quan thị giác được thuận lợi nhất. DHA tan trong dầu nên uống trong hoặc ngay trước/sau các bữa ăn sẽ được hấp thụ tốt nhất. Tỷ lệ hấp thụ DHA có thể tăng 300% nếu được uống trong 1 bữa ăn có nhiều chất béo. Thậm chí tỷ lệ này có thể tăng lên tới 400% nếu bữa ăn có hàm lượng chất béo cao. Một bữa ăn hợp lý giúp mẹ bầu có tỷ lệ hấp thụ DHA vượt trội. Bà bầu nên uống DHA vào thời điểm nào trong ngày Thời điểm uống DHA ảnh hưởng đến tỷ lệ hấp thụ không cao như việc bạn uống chúng vào bữa ăn hay không. Bà bầu có thể uống DHA vào bất kỳ một bữa ăn nào trong ngày. Tuy nhiên, để cơ thể hấp thụ được tối đa lượng DHA được cung cấp, nên uống DHA cố định 1 thời điểm trong ngày. Điều này tạo thói quen cho cơ thể để việc hấp thu DHA được hiệu quả. >>Xem thêm: uống dha đúng cách cho bà bầu Như vậy, bài viết trên đã giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi: uống dha có gây táo bón không? Điều này phụ thuộc nhiều vào cách uống và liều lượng DHA bà bầu bổ sung mỗi ngày. Do đó, khi bổ sung các vitamin, khoáng chất trong thai kì, nên tìm hiểu kĩ về liều lượng, cách uống và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng. Chúc mẹ bầu có sức khỏe tốt để chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ chào đón bé yêu của mình!