Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh còi xương ở trẻ chính là do thiếu vitamin D, dẫn đến lượng canxi trong cơ thể cạn kiệt, làm suy yếu xương. Hầu hết các bậc phụ huynh cho rằng chỉ trẻ suy dinh dưỡng mới mắc bệnh còi xương. Quan niệm đó là hoàn toàn sai lầm vì trẻ bụ bẫm vẫn có nguy cơ mắc bệnh còi xương. Bài viết dưới đây mách mẹ một số cách phòng tránh bệnh còi xương cho trẻ: 1. Những biểu hiện cho thất bé nhà bạn đang bị còi xương Khoảng 3 năm đầu đời vì nhiều nguyên nhân như thiếu ánh sáng mặt trời, không đủ chất canxi – phốtpho, không được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà trẻ có thể mắc chứng bệnh còi xương. Bệnh này làm cho xương trở nên mềm, nếu để nghiệm trọng thì rất có khả năng gây ra bộ xương của trẻ bị biến dạng. - Biểu hiện sớm của bệnh còi xương là trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình. Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng ở xương sẽ dần dần xuất hiện. - Ở trẻ nhỏ có thể sờ thấy xương sọ mềm, do tư thế nằm đầu dễ bị méo mó. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu - Ở trẻ lớn hơn thường có biến đổi xương ở lồng ngực. Các cơ nhẽo làm trẻ gặp khó khăn trong việc lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. 2. Mách mẹ một số cách phòng tránh bệnh còi xương cho trẻ - Để phòng bệnh còi xương cho con, ngay từ khi mang thai, mẹ nên thường xuyên đi dạo ngoài trời để hấp thụ vitamin D - Trẻ sau sinh một tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút. Thời gian tắm nắng lý tưởng nhất cho bé là trước 9 giờ sáng. Khi phơi nắng hạn chế cho trẻ mặc nhiều quần áo để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên da. - Đối với trẻ sơ sinh nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. - Đối với trẻ đã biết ăn dặm, sữa và hải sản cần thiết cho chế độ ăn hàng ngày - Liều lượng và thời gian uống vitamin D nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nếu không trẻ có thể mắc phải ngộ độc vitamin D - Cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.