Sữa mẹ và cách chăm sóc bầu sữa vú nuôi Tổ chức y tế thế giới (WHO) và quỹ nhi đồng liên hiệp (UNICEF) khuyến nghị: Nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì cùng ăn dặm đến 2 tuổi. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin hữu ích về sữa mẹ và cách chăm sóc bầu sữa vú nuôi. 1. Tổng quan về sữa mẹ Sữa mẹ phòng tránh trẻ mắc bệnh về tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp. Ngoài ra, nó còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ. Vì vậy trong 6 tháng đầu đời mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ. 1.1 Sinh lý tiết sữa Sữa mẹ được tiết bởi 2 phản xạ là: Tạo sữa nhờ prolactin và phun sữa nhờ oxytocin. Khi trẻ bú, xung động cảm giác từ núm vú lên não, tác động lên tuyến yên để sản xuất prolactin và oxytocin. Prolactin kích thích tế bào bài tiết sữa. Nó thường tiết nhiều về đêm làm bà mẹ có cảm giác buồn ngủ. Ngoài ra, cơ chế này còn giúp ngăn rụng trứng nên làm chậm có thai ở mẹ. Oxytocin làm co cơ quan quanh tế bào tiết sữa, đẩy sữa từ nang đến xoang sữa gây phun sữa. Chất này còn làm co hồi tử cung giúp cầm máu tốt sau sinh. Dấu hiệu và cảm giác của phản xạ oxytocin tích cực là: Cảm giác “bị ép” hoặc như kiến bò trong vú trước hay trong bữa bú. Sữa chảy khi mẹ nghĩ tới con hay nghe con khóc. Sữa chảy bầu sữa vú nuôi bên kia khi trẻ đang bú. Đau do co hồi tử cung, có người cảm thấy nóng trong tuần đầu cho con bú. Trẻ bú và nuốt sâu, chậm chứng tỏ sữa đang tiết nhiều. Thành phần và chức năng của các chất trong sữa mẹ Tuần lễ đầu sữa mẹ tiết khoảng 100-500ml, tuần thứ 2 từ 700-1000ml. Sau đó, sữa có thể tiết nhiều hơn tùy vào cơ địa. >>> Xem thêm : Sữa aptamil số 3 được đánh giá ra sao? 1.2 Các loại sữa mẹ Sữa non: Đây là loại sữa có từ tháng thứ tư của thai kỳ và bắt đầu sản xuất trong vài giờ sau sinh. Sữa mẹ màu vàng nhạt, đặc quánh ở giai đoạn này. Và nó chứa nhiều protod, ít lipid, cacbonhydrat và nhiều yếu tố chống nhiễm khuẩn. Sữa chuyển tiếp: Nó được sản xuất từ ngày thứ 7 đến ngày 14 sau sinh. Số lượng nhiều hơn sữa non khiến vú có cảm giác đầy, cứng và nặng. Sữa vĩnh viễn: Chúng được tiết ra từ tuần thứ 2 trở đi với màu trắng đục và loãng hơn sữa non. Sữa đầu: Được sản xuất vào lúc đầu mỗi lần bú, có màu trong xanh. Nó cung cấp nhiều protein, lactose và chất dinh dưỡng khác. Sữa cuối: Được sản xuất vào cuối mỗi lần bú và có màu đục hơn vì chứa nhiều chất béo. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết sữa Chăm sóc vú mẹ: Bạn phải quan tâm tới việc chăm sóc vú từ lúc chuẩn bị có thai. Nếu đầu vú tụt vào hay quá to thì cần điều chỉnh ngay. Trong thời kỳ me cho con bu, không nên mặc áo ngực quá chật gây cản trở tạo sữa. Cho con bú đúng cách: Mẹ nên lau bằng nước ấm hoặc rửa đầu vú trước khi cho con bú. Các chị nên cho con bú cả ngày lẫn đêm, không để thời gian giữa hai lần bú quá xa >3 tiếng. Nếu trẻ không bú được mẹ có thể vắt sữa ra cho con uống. Bé bú xong, mẹ vắt hết sữa còn lại để vú tạo sữa mới. Cách bế trẻ và cách ngậm bắt vú ảnh hưởng rất nhiều đến bài tiết sữa. Vì vậy, mẹ nên học cách cho con bú đúng. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới sữa mẹ. 3. Cách chăm sóc bầu sữa vú mẹ đúng chuẩn Có rất nhiều cách để mẹ có thể chăm sóc bầu sữa của mình một cách tốt nhất. Để nắm rõ được quy trình mẹ hãy tham khảo những hướng dẫn sau đây: 3.1 Hướng dẫn mẹ cách massage bầu vú Xử lý núm phẳng và tụt vào trong bằng cách kéo dãn bên quầng vú cho nó lồi ra, sau đó nhẹ nhàng kéo đầu vú lên. Để đề phòng, trước khi mang thai vê đầu vú 2 lần/ngày khoảng 5 phút. Hoặc các mẹ có thể sử dụng bơm kim tiêm đã cắt bỏ đầu để xử lý. Đặt pittong vào và nhẹ nhàng kéo để núm vú lồi ra. Nếu bầu sữa vú nuôi cương tức với các triệu chứng: Đau, phù nề, đỏ, không chảy sữa, sốt,... Thì có thể mẹ bị áp xe vú trong tương lai. Tiến hành điều trị bằng cách: Để trẻ bú thường xuyên. Vắt sữa mẹ hoặc dùng bơm hút sữa. Dùng gạc ấm đắp lên vú hoặc nước ấm để giảm tắt sữa. Xoa bóp vú nhẹ nhàng kết hợp kích thích núm vú. Dùng gạc lạnh đắp lên để giảm sưng, viêm. 3.2 Mẹ ít sữa phải làm sao? Trước tiên, mẹ cần cài thiện sự lưu thông vú. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là xoa bóp và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp. Theo các chuyên gia, khi tắc sữa, mẹ nên tích cực cho trẻ bú nhằm lưu thông tuyến sữa. Đồng thời, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bé, mẹ cần làm sạch vú trước khi cho bú. Mẹ cần thay tấm lót sữa thường xuyên để đầu ti luôn khô ráo không cho vi khuẩn phát triển. Khi tắm, mẹ không bôi trực tiếp xà phòng lên núm vú. Vì các hóa chất này có thể khiến núm vú bị khô và nứt nẻ. Ngoài ra, mẹ có thể lựa chọn thêm sữa bột để bổ sung đủ lượng sữa cho con. Một trong những loại sữa tốt nhất các mẹ bỉm yên tâm lựa chọn chính là dòng sữa Aptamil. Đây là một loại sữa mát với những thành phần dinh dưỡng tốt chỉ đứng sau nguồn sữa mẹ. Chắc chắn khi mọi người lựa chọn dùng Aptamil cho con sẽ thấy yên tâm và tin tưởng dùng lâu dài. Bài viết này đã chia sẻ mọi vấn đề xoay quanh sữa mẹ và cách chăm sóc bầu sữa vú nuôi. Hy vọng qua đó, những bà mẹ có thể nuôi con thông thái hơn, cho con phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, việc chăm sóc vú tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích đến với sức khỏe của mẹ.