Ngày nay, đa số các mẹ do không có thời gian đi chợ mua thực phẩm hàng ngày nên dự trữ thức ăn trong ngăn đá tủ lạnh để chế biến thức ăm cho con và gia đình. Và mỗi loại thực phẩm có các bảo quản khác nhau. Vậy thực phẩm để trong tủ lạnh bao lâu? Và bất kỳ thực phẩm nào khi bảo quản trong tủ lạnh cũng cần bọc kỹ để tránh nhiễm khuẩn và gây ra mùi khó chịu cho các thực phẩm khác. 1. Thịt heo Mẹ mua về rửa sạch để ráo cho vào hộp hoặc bịch ni lông trữ trong ngăn mát khoảng 2 - 3 ngày. Để ngăn đông 1 tuần. Tuy nhiên để thời gian càng dài, hương vị và chất dinh dưỡng trong thịt càng giảm sút. Thịt xay hay đã xắt, sơ chế thời gian bảo quản ít hơn vì diện tích tiếp xúc không khí nhiều và rộng, khả năng nhiễm vi khuẩn cao hơn. 2. Xúc xích Nếu chưa mở bao bì đóng gói, vẫn có thể bảo quản xúc xích theo hạn sử dụng của nhà sản xuất in trên bao bì và có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên nếu đã mở ra, chúng chỉ dùng tốt nhất trong vòng 1 tuần. 3. Trứng Trứng mua về kiểm tra xem trứng mới hay đã để lâu mẹ bỏ trứng vào chậu nước nếu trứng chìm cho biết trứng còn mới. Mẹ lưu ý trứng bảo quản trong tủ lạnh phải rửa sạch cho vô hộp rồi mới bảo quản ở tủ lạnh. Vì vỏ trứng chứa nhiều vi khuẩn.Thì quá trình bảo quản cũng chỉ tốt nhất từ 3-5 tuần. 4. Sữa tươi Sữa là thực phẩm rất dễ hư hỏng từ khi mở bao bì, dù có bảo quản trong tủ lạnh. Vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng thật sớm khoảng trong vòng 1 đến 3 ngày và nhớ nếm thử mùi vị của sữa trước khi dùng để đảm bảo chúng còn an toàn. 5. Thịt gà Thịt gà để lâu trong tủ lạnh sẽ mất chất, nhão nên tốt nhất để ở ngăn mát chỉ dùng tốt nhất trong 1-2 ngày, nếu lâu hơn thịt sẽ bị nhiễm khuẩn. Nếu phải bảo quản lâu hơn, nên để chúng vào ngăn đông lạnh được khoảng 7 ngày. 6. Bơ Thường vi sinh vật chỉ tấn công vào phần chất béo trong từng lớp bơ, cho nên bơ bảo quản được rất lâu. Nếu thấy bơ bị mốc, mẹ dừng bỏ chúng đi mà chỉ cần lấy khăn sạch lau phần mốc đi hoặc lấy dao, muỗng nạo bỏ lớp mốc đi. Bơ nếu để ở ngăn đông lạnh sẽ bảo quản được đến 9 tháng. 7. Sữa chua Sữa chua đóng hộp đều có hạn sử dụng in trên bao bì, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn được khuyến cáo nên sử dụng tốt nhất 7-10 kể từ ngày sản xuất. 8. Các loại bánh bánh mì, bánh sandwich, bánh ngọt.....Muốn bảo quản lâu mẹ nên bỏ vào những bao nhỏ hoặc các hộp đựng, để không làm bánh bị khô và cứng đi. 9. Các loại rau củ Cần xem kĩ rau, củ cắt bỏ phần rau, củ bị hư hỏng, lặt bỏ những phần rau bị sâu để tránh chúng lây lan rộng, hư sang những phần khác. Không được rửa rau, củ hay cắt nhỏ: Tuy nhiên, các bạn không được rửa rau, củ vì điều này sẽ làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên, khiến rau củ càng nhanh hư hơn nữa. Việc cắt nhỏ rau, củ cũng sẽ làm mất đi các vitamin thiết yếu, nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Thời gian bảo quản rau củ là 3 đến 4 ngày. 10. Cá Sau khi cá mua về mẹ nên làm kĩ, bỏ ruột và rửa sạch. Các loại cá thường có mùi tanh. Do đó mẹ cần phải chú ý khi bảo quản chúng, phải bao bọc chúng thật kỹ bằng nhiều lớp, nếu không nó sẽ lan mùi sang các thực phẩm khác làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Cá bảo quản trong tủ lạnh từ 1 đến 2 ngày. Khi làm cá mẹ rửa nước cá bằng nước vo gạo, giúp làm cá sạch và giảm mùi tanh, sau đó rửa lại với nước muối sẽ giúp cá tươi và giữ được lâu hơn. Mực cũng làm như trên. 11. Đậu hủ Đậu hủ sau khi mua về nếu không ăn trong ngày thì sẽ chua và có mùi khó chịu. Sẽ không còn ăn được nữa. Nếu cho đậu hủ vào nước sôi luộc sơ vớt ra cho hộp đổ ngập nước cho vào ít muối. Cho vào ngăn mát tủ lạnh và thay nước mỗi ngày đậu phụ sẽ tuôi ngon, giữ đến 1 tuần. Mẹ lưu ý một số loại thực phẩm không nên bảo quản lạnh: cà chua, khoai tây, hành tây, chuối, quả bơ, hành tỏi, mật ong, tiêu, các loại đậu, cà phê, cà tím. Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh vẫn có thể hư sớm hơn dự tính. Vì vậy, mẹ cần quan sát màu sắc, mùi vị trước khi sử dụng. Thực phẩm bảo quản ngăn đá sẽ được lâu hơn nhưng sẽ không giữ nguyên được dưỡng chất cũng như hương vị ban đầu và lượng nước trong thức ăn cũng mất đi.