Thời gian mang thai làm cơ thể mẹ có nhiều thay đổi phải đối mặt với nhiều vấn đề khó chịu làm suy giảm sức khỏe của mẹ bầu trong đó phổ biến là tình trạng táo bón. Vì sao mẹ bầu lại thường bị táo bón? Mẹ bầu bị táo bón có ảnh hưởng đến con như thế nào? Nguyên nhân mẹ bầu thường bị táo bón Táo bón thai kỳ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm: Uống sắt vô cơ hoặc bổ sung thừa sắt Các chuyên gia khuyến cáo việc uống viên sắt đúng cách mỗi ngày là cần thiết với bà bầu ngay từ khi có kế hoạch mang thai, trong thai kỳ và sau khi sinh con khoảng 6 tháng. Tuy nhiên nếu bà bầu uống sắt vô cơ khiến các ion sắt được giải phóng ồ ạt, cơ thể hấp thụ sắt bị động là nguyên nhân khiến bà bầu uống sắt bị táo bón. Bà bầu uống thừa sắt, lượng sắt thừa ra tạo thành lắng cặn, gây áp lực cho hệ tiêu hóa cũng gây ra táo bón. Tăng tiết progesterone Hormone progesterone gây cản trở tiêu hóa, giảm nhu động ruột khiến bà bầu bị táo bón. Trong thai kỳ nồng độ hormone này bị tăng vọt làm tăng nguy cơ táo bón. Ít vận động Ít vận động không chỉ làm giảm quá trình trao đổi chất mà còn khiến nhu động ruột giảm đi gây ra táo bón. bà bầu, đặc biệt là phụ nữ mói có thai thường kiêng vận động, di chuyển để giữ gìn bào thai nên dễ bị táo bón. Nôn nghén quá nhiều Nôn nghén quá nhiều khiến cơ thể mất nước. Không được bổ sung đủ nước, không ăn đủ chất xơ lại thường xuyên bị nôn cũng khiến mẹ bầu bị tăng nguy cơ táo bón. Kích thước tử cung quá lớn Khi mang thai kích thước tử cung lớn chèn ép ruột làm giảm nhu động ruột. Vì thế tình trạng táo bón của bà bầu có nguy cơ tăng nặng vào những tháng mang thai cuối. >>Xem thêm: tác dụng phụ của sắt Táo bón khi mang thai có ảnh hưởng đến con như thế nào? Chức năng tiêu hóa, bài tiết của cơ thể bị ảnh hưởng nếu mẹ bị táo bón trong thai kỳ. Bị táo bón kéo dài khiến mẹ bầu bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như không đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi khiến trẻ sinh ra bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Thậm chí, bị táo bón nghiêm trọng khiến mẹ bầu phải dùng nhiều sức để rặn khi đại tiện khiến tử cung bị co bóp khiến mẹ bầu bị sảy thai, sinh non. Bên cạnh đó, các chất độc được thải ra theo phân bị tích tụ trong ruột lâu ngày sẽ thẩm thấu ngược trở lại vào cơ thể. Bà bầu bị táo bón kéo dài có nguy cơ nhiễm độc máu và lan truyền khắp cơ thể, làm ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Đây cũng chính là 1 trong các nguyên nhân khiến trẻ sinh ra bị mắc bệnh hay có dị tật bẩm sinh cao. Thậm chí nhiều ca nhiễm độc thai kỳ còn là nguyên nhân khiến thai chết lưu, rất nguy hiểm đối với tính mạng của bé. Mặt khác táo bón kéo dài còn là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trĩ, viêm đại tràng, rách hậu môn hay thậm chí là ung thư đại tràng,… Để hạn chế nguy cơ mẹ bầu bị táo bón có ảnh hưởng đến con, các chị em cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, lựa chọn đúng viên sắt không gây táo bón, bảo vệ sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu bị táo bón cần đi gặp bác sĩ khi nào? Khi thực hiện những biện pháp thông thường mà không làm giảm táo bón thì mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ. Điều quan trọng nhất các mẹ bầu cần ghi nhớ là luôn luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, trong đó có thuốc nhuận tràng. Khi xuất hiện 1 trong các triệu chứng sau đây thì mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ ngay: Bị táo bón lâu hơn 1 tuần Đau bụng Buồn nôn Nôn Chảy máu trực tràng Không giảm táo bón sau khi uống thuốc nhuận tràng >>Xem thêm: uống sắt và vitamin c cùng lúc được không Táo bón nhẹ thì có thể sẽ không ảnh hưởng đến con nhưng nếu tình trạng này kéo dài lâu thì mẹ cần có biện pháp điều trị ngay để em bé không bị ảnh hưởng. Uống đủ nước, ăn đủ chất xơ, xây dựng thực đơn lành mạnh, chia nhỏ bữa ăn, vận động phù hợp và chọn loại vitamin bà bầu hấp thụ tốt là những biện pháp hữu ích giúp mẹ cải thiện tình trạng này đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của táo bón đến sức khỏe thai nhi.