Táo bón là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, điển hình là chứng biếng ăn, kém hấp thu. Khi trẻ bị táo bón, phân tích tụ lại nên gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn khó tiêu. Dần dần dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ, kém hấp thu, trẻ sẽ có nguy cơ cao suy sinh dưỡng, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. 6 cách dưới đây mẹ nên áp dụng để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn và táo bón khi ăn dặm nhé! 1. Cho bé uống đủ nước Kể cả khi bé đã uống nhiều sữa trong ngày, thì bố mẹ vẫn cần cho con uống đủ nước. Điều này sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé diễn ra thuận lợi hơn. Hơn nữa, nước cũng sẽ giúp kết cấu phân mềm hơn để bé đi tiêu dễ dàng. 2. Cho trẻ vận động nhiều hơn Khi bé được vận động thường xuyên sẽ kích thích nhu động ruột làm việc tích cực. Đồng thời, đây cũng là điều kiện có ý nghĩa quan trọng giúp cải thiện chứng biếng ăn và việc hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm. 3. Cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hệ tiêu hóa yếu cũng là nguyên nhân phổ biến bé biếng ăn dặm. Vì thế, khi hệ tiêu hóa được cải thiện, giúp bé ăn ngon miệng hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn và không bị táo bón. Mẹ có thể cải thiện hệ tiêu hóa cho bé bằng việc bổ sung sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên, hỗ trợ quá trình tiêu hóa giúp bé hấp thụ dinh dưỡng và ăn ngon miệng hơn. 4. Chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi Dưới đây là cấu trúc thức ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi của bé mà mẹ nên tham khảo và áp dụng đúng để giảm thiểu tình trạng bé biếng ăn và táo bón: - Trẻ 5-6 tháng tuổi Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu ăn dặm. Do đó, mẹ cần tập cho trẻ ăn bằng muỗng và làm quen mùi vị của các thực phẩm khác ngoài sữa. Thức ăn phù hợp cho bé ở giai đoạn này là bột sánh. - Trẻ 7-8 tháng tuổi Lúc này, bé đã tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào cổ họng và nuốt xuống. Trong quá trình chế biến, mẹ nên ninh mềm thức ăn nghiền sơ và sánh để trẻ tự làm tan bằng lưỡi rồi nuốt. - Trẻ 9-11 tháng tuổi Bước sang giai đoạn này, trẻ đã biết nhai trệu trạo. Do đó, thức ăn của trẻ chỉ cần được ninh mềm, cắt to khoảng 0,5 cm, dài 2 – 3 cm để bé có thể tự bốc ăn. - Trẻ 12-15 tháng tuổi Ở giai đoạn này, bé đã có thêm nhiều răng nên có thể nhai thức ăn bằng răng. Vì vậy, mẹ chỉ cần nấu thức ăn cho mềm để con dễ nhai. 5. Tăng cường các loại rau xanh và trái cây chín Trong thực đơn dinh dưỡng của bé, bên cạnh các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, mẹ nên tăng cường các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, cam,… Mẹ có thể băm nhỏ rau củ rồi trộn cháo cho bé ăn. Đồng thời, các loại nước ép trái cây sẽ là rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. 6. Không ép bé ăn quá nhiều Bố mẹ thường xuyên ép bé phải ăn quá nhiều không chỉ hình thành tâm lý sợ ăn, bé biếng ăn mà còn dễ khiến trẻ bị táo bón. Khi đó do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, nên khả năng tiếp nhận thức ăn và chất dinh dưỡng cùng một lúc cũng hạn chế. Chính vì vậy, thay vì ép con ăn quá nhiều trong một lần ăn, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để hệ tiêu hóa của con thuận lợi hơn.