Để đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và ngăn ngừa dị tật thai nhi thì bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc sắt và axit folic cho bà bầu thì tăng cường các thực phẩm bổ sung sắt và axit folic để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là vấn đề vô cùng quan trọng mà mẹ cần lưu ý. Nhu cầu sắt và axit folic trong thai kỳ Trong cơ thể chúng ta, sắt tham gia quá trình tạo máu tạo thành huyết sắc tố, tham gia vào quá trình vận chuyển oxi đến các tế bào. Axit folic cũng là dưỡng chất không thể thiếu của quá trình tạo máu và hình thành ống thần kinh. Bởi vậy, việc bổ sung axit folic và sắt cho bà bầu là vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt và axit folic của mẹ bầu tăng cao hơn mức bình thường. Mẹ bầu nên bổ sung từ 28 – 30 mg sắt mỗi ngày, gấp đôi lượng sắt mẹ cần trước khi mang thai. Mẹ cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng với 400 mcg axit folic hằng ngày. Do vậy, Thiếu máu thiếu sắt là biểu hiện thường gặp ở bà bầu khi cơ thể không được cung cấp đủ hàm lượng sắt và axit folic cần thiết. Mẹ bầu bị thiếu hụt sắt và axit folic không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bào thai. Thai nhi sinh ra dễ bị nhẹ cân, dễ mắc các bệnh sơ sinh do sức đề kháng kém. >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt TOP 5 thực phẩm bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu Rau bina là thực phẩm chứa hàm lượng sắt và axit folic dồi dào Rau bina giàu sắt và axit folic hơn hầu hết các loại rau xanh khác. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa quan trọng thúc đấy quá trình phát triển mô não của thai nhi. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung rau bina vào thực đơn dinh dưỡng nhé. Súp lơ xanh là thực phẩm lý tưởng trong thực đơn hàng ngày của mẹ bầu Súp lơ xanh cũng là lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu muốn tìm thực phẩm bổ sung sắt và axit folic. Trong 100mg súp lơ có đến 2,7 mg sắt và 0.2 mg axit folic. Bên cạnh đó, súp lơ còn là nguồn thực phẩm nhiều vitamin C, giúp mẹ bầu hấp thụ sắt tối đa. Bổ sung bông cải xanh thường xuyên đem lại cho mẹ bầu nhiều lợi ích dinh dưỡng và ngăn ngừa tình trạng táo bón. >>Xem thêm: uống sắt và axit folic cùng lúc được không Bí ngô giúp mẹ bầu tránh những biến chứng khi mang thai Các món ăn chế biến từ bí ngô mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Bí ngô chứa nhiều vi chất như sắt, photpho,… và các loại vitamin cần thiết cho thai kỳ như vitamin B9 (axit folic), vitamin C, vitamin A,…giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu, phòng ngừa các bệnh phù nề và biến chứng khi mang thai. Tuy nhiên, bí ngô có chứa nhiều vitamin A nên bổ sung quá nhiều sẽ gây vàng da. Vì vậy, mẹ chỉ nên ăn bí đỏ nhiều nhất 2 bữa/ tuần thôi nhé. Ngũ cốc là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong quá trình mang thai Ngũ cốc là nguồn cung cấp hàng loạt các dinh dưỡng chủ yếu cho mẹ trong ngày. Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa nhiều sắt và các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B9 (axit folic). Ăn ngũ cốc với khẩu phần điều độ và hợp lý giúp mẹ bổ sung kịp thời nguồn sắt và axit folic thiếu hụt trong quá trình mang thai. Tuy mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên lưu ý kiểm soát lượng ngũ cốc tiêu thụ để cơ thể hấp thụ tốt nhất và tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ những tháng cuối. Trứng mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho cả mẹ và thai nhi Ngoài những thực phẩm trên thì trứng cũng là thực phẩm bổ sung sắt và axit folic quan trọng trong khẩu phần ăn của mỗi mẹ bầu. Cứ 100mg lòng đỏ trứng có tới 7.0 mg sắt và 146 mcg axit folic. Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn chứa lượng lớn protein, canxi, và các vitamin giúp thai nhi phát triển hệ thống thần kinh khỏe mạnh, ngăn chặn dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu nên bổ sung bao nhiêu quả trứng trong 1 ngày tùy thuộc vào nồng độ cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, mẹ cân nhắc kỹ càng khi mong muốn bổ sung trứng nhiều hơn trong khẩu phần ăn. >>Xem thêm: uống sắt lúc nào tốt nhất cho bà bầu Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã tìm được thực phẩm bổ sung sắt và axit folic phù hợp với dinh dưỡng của bản thân. Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn các loại sắt và axit folic thích hợp để mẹ yên tâm sử dụng trong suốt thai kỳ của mình đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.