Tham khảo hỗ trợ giá với chỉ báo bollinger bands. Để có cái nhìn toàn vẹn nhất về chỉ báo này, cũng như về cách sử dụng Bollinger bands nâng cao, chúng tôi khuyến khích bạn nên tìm đọc cuốn sách được chính cha đẻ chỉ báo nào. Bài viết về chỉ báo bollinger bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức sau: 1. Bollinger Bands là gì? Bollinger bands, được giới thiệu và phát triển đầu tiên bởi John Bollinger vào năm 1983. Tuy không phải là cách duy nhất để đo lường sự biến động giá, nó được xem là một công cụ hiệu quả để phân tính sự biến động về giá cả so với các công cụ khác, bao gồm phân tích những xu hướng cơ bản và các chỉ số như chỉ báo stochastic, MACD, các mô hình sóng và chênh lệch giá. Bollinger Bands đưa ra những tín hiệu về biến động của thị trường, thị trường sẽ biến động theo xu hướng hay tích lũy sideways, dự đoán hướng của xu hướng và các đảo ngược tiềm năng, v.v. Xem thêm thông tin cách giao dịch về stochastic là gì tại các bài viết trên website của chúng tôi. 2. Cấu trúc của Bollinger Band là gì? Hệ thống đo lường của công cụ chỉ báo này dựa trên sự biến động về giá. Dải Bollinger Bands gồm 3 đường cơ bản, được tính toán dựa trên sự kết hợp của đường trung bình động và độ lệch chuẩn (Standard Deviation, SD). Độ lệch chuẩn là một phép đo toán học của việc các con số trong một nhóm lệch bao nhiêu so với mức trung bình của nhóm số đó, và các con số ở đây chính là giá cả. Độ lệch chuẩn càng lớn, giá càng biến động nhiều) 3 thành phần chính của dải Bollinger Bands như sau: Đường giữa: Chính là đường trung bình động đơn giản 20 kỳ, SMA20. Đường trên, hay dải trên = đường giữa SMA20 + 2* Độ lệch chuẩn Đường dưới, hay dải dưới = đường giữa SMA20 – 2* Độ lệch chuẩn Vùng giới hạn giữa dải trên và dải dưới được biết đến như một “đường bao”. Đây là phạm vi hoạt động của phần lớn các đường giá, cung cấp ranh giới cho những đỉnh mới và đáy mới. Đồ thị bên dưới thể hiện dải trên và dải dưới của Bollinger Bands. Xem thêm thông tin giao dịch trên xtb là gì tại các bài viết trên website của chúng tôi. 3. Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Band Có 4 cách để giao dịch với chỉ số Bollinger Bands: Xác định xu hướng biến động Khi giá ở trong dãi Bollinger Bands Khi giá vượt ngưỡng (trên hoặc dưới) Bollinger Bands Khi giá tạo nút thắt cổ chai “Squezze” Luôn lưu ý rằng, bạn luôn luôn không nên sử dụng Bollinger Bands 1 mình. Các tín hiệu dưới đây luôn được sử dụng kèm theo các chỉ báo khác để xác minh lại. #1. Xu hướng biến động Đầu tiên, cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands phổ biến nhất là áp dụng như công cụ đo lường mức độ biến động của thị trường: Nếu 2 dải trên và dưới gần nhau, thị trường sẽ ít biến động Nếu 2 dải trên và dưới mở rộng xa nhau, thị trường sẽ biến động mạnh Nếu 2 dải đi gần như song song trong 1 thời gian dài, thị trường có khả năng sideways trong 1 kênh giá #2. Khi giá trong dãy Bollinger Bands Một lỗi nghiêm trọng mà những trader mới học Bollinger Bands thường mắc phải đó là bán ngay khi giá chạm dải trên và mua ngay khi nó chạm dải dưới. Bollinger, người tạo ra chỉ báo này đã từng nói rằng việc giá chạm vào dải trên hoặc dải dưới không tạo ra một tín hiệu mua hay bán. Trong hầu hết điều kiện thị trường, giá sẽ giao dịch xoay quanh đường MA20, hiếm khi vượt ra khỏi dải Bollinger Bands. Khi đó, nguyên tắc giao dịch như sau: MUA-BUY khi giá di chuyển ra khỏi đường trên/ biên trên/ dải trên và sau đó, đóng cửa trong dải Bollinger Bands BÁN-SELL khi giá di chuyển ra khỏi đường dưới/ biên dưới/ dải dưới và sau đó, đóng cửa trong dải Bollinger Bands Đừng bỏ qua và cập nhập thêm thông tin các sàn forex uy tín thế giới hiện nay tại các bài viết của chúng tôi. #3. Khi giá vượt ngưỡng (trên hoặc dưới) Bollinger Bands Luôn chú ý, khi giá muốn bức ra khỏi Bollinger Bands, theo: Xu hướng tăng thì sẽ luôn giao dịch ở nửa trên của Bollinger Bands (giữa đường biên trên và đường SMA20) Xu hướng giảm thì sẽ luôn giao dịch ở nửa dưới của Bollinger Bands (giữa đường biên dưới và đường SMA20) 2 điều kiện cần có để xác định giá vượt ngưỡng Bollinger Bands: Trước đó nhiều phiên giao dịch muốn bức ra khỏi dải BB với mức giá xung quanh đường trên (hoặc dưới) với khối lượng giao dịch đáng kể Giá đóng cửa nằm ngoài dải Bollinger Bands Tùy theo giá vượt ngưỡng trên hay dưới, mà sẽ có lệnh mua hay bán phù hợp: MUA khi giá vượt và đóng cửa trên đường trên BB BÁN khi giá vượt và đóng cửa dưới đường dưới BB #4. Khi giá tạo thành nút thắt cổ chai (Band Squeeze) Nút thắt cổ chai hay Squeeze hình thành khi đường biên trên và biên dưới đi lại gần nhau. Lúc này, thị trường sẽ ít biến động. Sau đó, nếu giá thoát ra khỏi vùng này thì biến động giá sẽ rất mạnh, hướng của biến động này tùy thuộc vào giá sẽ di chuyển vào nửa trên hay nửa dưới. Giao dịch khi giá tạo cổ chai như sau: MUA khi giá đóng cửa vượt biên trên của Bollinger Bands BÁN khi giá đóng cửa vượt biên dưới của Bollinger Bands Bạn có thể sử dụng dải giữa như là ngưỡng hỗ trợ khi giá đang đi trên dải Bollinger Bands. Hoặc bạn có thể sử dụng kĩ thuật này để gia tăng thêm khối lượng giao dịch đối với lệnh đang mở.Ngược lại, khi giá thất bại trong việc tăng nhanh hơn bên ngoài dải Bollinger Bands biểu thị sự suy giảm sức mạnh. Đây là thời điểm tốt để thoát khỏi toàn bộ giao dịch. Đồng thời bạn cũng nên chú ý đến những đỉnh cao hơn và những đáy thấp hơn khi đang đi bên trên dải Bollinger Bands. Theo dõi trang Kiếm tiền để cập nhật các thông tin mới nhất về tiền ảo và Forex