Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho trẻ bị nóng trong người. Nhưng chủ yếu là do gan và thận không thể thải hết chất độc ra trong quá trình chuyển hóa khiến chất độc tồn đọng tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng nóng trong người, nổi mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa. Khi trẻ bị nóng trong người khiến cơ thể trẻ mệt mỏi có thể làm cho trẻ biếng ăn hoặc bị táo bón làm cho bố mẹ rất lo lắng. Gợi ý cho mẹ một số thực phẩm dưới đây giúp trị nóng trong người cho trẻ mà không cần dùng đến thuốc: 1. Táo Táo giàu chất dinh dưỡng, bởi chứa các thành phần như: prôtêin, lipit, đường, can xi, phốt pho, sắt, và nhiều loại vi ta min A,C, B1, B2, carotene… Lượng vitamin dồi dào cùng pectin và chất xơ trong táo sẽ giúp bạn loại bỏ những độc tố trong gan, đường tiêu hóa và cả hệ thống máu, loại bỏ hết các độc tổ trong cơ thể. Mỗi ngày một trái táo trong chế độ ăn uống sẽ giúp bé và cả gia đình có lá gan khỏe mạnh. 2. Trái bơ Ăn bơ để giúp gan khỏe mạnh đẩy lùi các tình trạng như đắng miệng, mụn nhọt, mề đay. Theo một nghiên cứu năm 2000, các nhà khoa học đã thấy rằng trái bơ giàu chất glutathione – một hợp chất giúp đào thải chất độc cho gan cực tốt, bảo vệ gan dưới tác động của các gốc tự do. Đồng thời bơ cũng là loại quả bổ sung lượng vitamin và khoáng chất tăng cường chức năng của gan. Bạn có thể chế biến bơ thành các món salad hoặc sinh tố để giúp trẻ ăn ngon hơn. 3. Uống nước chanh Hàm lượng vitamin C dồi dào không chỉ có tác dụng chống oxy hóa cho các tế bào mà nó còn có khả năng kích thích sự hoạt động của gan một cách hiệu quả nhất. Nước chanh giúp cân bằng lượng kiềm và độ PH trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp gan khỏe mạnh. Cho trẻ uống nước chanh mỗi ngày để thanh lọc gan và cơ thể một cách tốt nhất, không tốn kém lại vô cùng hiệu quả. Lưu ý khi cho trẻ uống nước chanh không nên cho quá nhiều đường vì đường là một trong những nguyên nhân gây nóng trong ở trẻ. 4. Bột sắn dây Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất cao, sẽ nhanh chóng đẩy lùi các loại độc tố tích tụ bên trong cơ thể, làm giảm mụn nhọt, mề đay. Khi trẻ bị nóng trong mẹ pha bột sắn dây với bột đậu xanh và một chút đường cho trẻ uống 2 cốc mỗi ngày. Nếu bé nhà mẹ không uống được bột sống, bạn có thể nấu chín bột sắn dây với một chút đường hoặc chế biến thành một số món chè sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, sử dụng sắn dây nguyên củ và đậu xanh, đun sôi lấy nước uống mỗi ngày cũng vô cùng hiệu quả. Như bố mẹ cũng biết chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến hiện tượng nóng trong của trẻ. Vì thế bố mẹ nên có thực đơn phù hợp để giúp trẻ tránh tình trạng nóng trong. Bên cạnh những loại đồ uống và loại quả trên các mẹ nên tăng cường cho bé ăn những loại rau củ quả có tính mát như: rau mồng tơi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng, cà chua, rau diếp cá… các loại rau củ này có thể nấu canh hoặc nấu súp cho bé trong bữa ăn hàng ngày. Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ, chứa nhiều đường. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt!