Khi trẻ bị mụn nhọt trẻ thường mệt mỏi, khó chịu khiến các mẹ rất lo lắng. Dưới đây là một số cách mẹ nên áp dụng khi trẻ bị mụn nhọt: 1. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị mụn nhọt? Trẻ bị mụn nhọt Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trong để giải quyết tình trạng mụn nhọt ở trẻ đúng cách, hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị mụn nhọt bố mẹ nên biết: Khi trẻ bị nóng trong cũng có thể gây nổi mụn ở trẻ. Được hiểu là quá trình thải độc ở gan của trẻ chưa tốt, dẫn tới gia tăng các chất độc và sự tích tụ bã nhờn dưới da. Vi khuẩn ngoài da là nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn nhọt ở trẻ. Là khi trên da trẻ xuất hiện những vết xước hay rôm sảy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công cơ thể. Và khi không được vệ sinh đúng cách, chúng sẽ xâm nhập vào, gây viêm nhiễm và làm cho các nốt mụn trên da xuất hiện. Mụn nhọt cũng có thể xuất hiện ở trẻ khi con: suy dinh dưỡng, thiếu máu hoặc thiếu sắt, suy giảm miễn dịch; mắc bệnh chàm,… Vì vậy, ngay khi phát hiện mụn nhọt trên da bố mẹ cần có biện pháp chăm sóc đúng. Bởi việc chậm trễ trong chữa trị có thể khiến vi khuẩn đi vào máu và gây nhiễm trùng đường huyết. Dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: điếc, viêm màng não, viêm phổi,… 2.Một số cách mẹ nên áp dụng khi trẻ bị mụn nhọt Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ Chế độ dinh dưỡng phù hợp Bố mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị mụn nhọt. Tăng cường các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, đầy đủ dưỡng chất để tăng đề kháng cho trẻ. Điều này sẽ giúp điều trị mụn nhọt ở trẻ hiệu quả và phòng ngừa những biến chứng nguy hại đến sức khỏe do mụn nhọt gây ra. Bên cạnh đó, hãy nhớ cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể đầy đủ nước trong những ngày hè nóng bức nhé. Vệ sinh thân thể hàng ngày Vệ sinh thân thể hàng ngày Trẻ bị mụn nhọt cần được vệ sinh thân thể hàng ngày. Tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm và thay quần áo mới sạch sẽ. Cho trẻ ở nơi sạch sẽ, quần áo thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác dễ chịu. Không nên cho trẻ mặc quần áo quá chật hay bó sát hay những bộ quần áo có chất vải cứng gây cọ xát vào những nốt mụn nhọt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sử dụng các dung dịch sát khuẩn Bố mẹ cũng có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh nốt mụn nhọt cho con. Đây là giải pháp tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây mụn, giúp loại bỏ mụn nhanh chóng. Khi lựa chọn dung dịch sát khuẩn bố mẹ lưu ý về sản phẩm cần đảm bảo các yếu tố: khả năng kháng khuẩn mạnh, nhưng vẫn an toàn với làn da mỏng manh của trẻ. Không sờ, gãi các nốt mụn Khi trẻ bị mụn nhọt, những nốt này có thể khiến con bị ngứa ngáy, khó chịu. Việc gãi, chà xát lên các nốt mụn sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn tại chỗ, làm cho việc xử lý những nốt mụn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, bố mẹ cần hạn chế tối đa việc trẻ đưa tay gãi. Rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh. Trên đây là những cách chăm sóc trẻ bị mụn nhọt hiệu quả mà bố mẹ nên biết. Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng cho bé giúp hạn chế nổi mụn nhọt, mẹ có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ cho con. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng từ thảo dược tự nhiên lành tính. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chiết xuất từ tự nhiên an toàn lành tính. Ngoài ra, với những trẻ bị mụn nhọt do nóng trong, mẹ có thể chọn các sản phẩm chứa thành phần thảo dược hỗ trợ mát gan cho bé như: cây kế sữa, khúng khiếng…. Với những sản phẩm thành phần có chứa hạt kế sữa rất tốt trong việc điều trị các bệnh nóng trong, mẩn ngứa, mề đay. Bởi các thành phần trong nó giúp tăng cường tổng hợp RNA ribosom, một loại axit nucleic tham gia tổng hợp protein, giúp phục hồi các tế bào gan bị tổn thương và kích thích sự phát triển tế bào gan mới. Còn cây khúng khiếng sẽ làm gia tăng nồng độ glutathione nội sinh – chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể. Glutathione có công dụng giải độc cơ thể thông qua gan một cách hữu hiệu.