Khi mới sinh ra trẻ sẽ dần dần thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Trong bài viết dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề sự thích nghi đầu đời của trẻ và sức đề kháng của trẻ, các mẹ cùng theo dõi nhé! 1. Sự thích nghi đầu đời của trẻ Trẻ sơ sinh – Ở giai đoạn này, hầu hết các cơ quan vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nếu như trước đây, khi còn nằm trong bụng mẹ, bé sẽ được nuôi dưỡng bằng dưỡng chất cung cấp qua dây rốn và nhau thai thì giờ đây bé sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn thông qua việc bú mẹ hoặc sữa công thức (trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú) để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. – Ngoài việc làm quen với những yếu tố về môi trường như âm thanh, nhiệt độ hay với ba mẹ, 1.000 ngày đầu tiên là lúc mà cơ thể trẻ học cách thích nghi với cuộc sống. Điều này sẽ cần đến sự phối hợp của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như: hệ hô hấp, hệ tim mạch, khả năng điều hòa thân nhiệt, hệ miễn dịch. – Sức đề kháng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển và sinh tồn của cơ thể con người. Đặc biệt đối với những cá thể non nớt như là trẻ em. Sức đề kháng chính là “vũ khí” giúp cho trẻ chống lại các virus, vi khuẩn hoặc tác nhân gây bệnh khác nhau. Một trẻ có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của trẻ kém sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Dễ thấy nhất là các bệnh ho sốt, cảm cúm, viêm họng… thông thường. – Sau khi ra đời, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Trong quá trình trẻ lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ mới dần dần được hoàn thiện. Do vậy, trẻ em rất nhạy cảm với những thay đổi ở môi trường bên ngoài. Do đó, tăng sức đề kháng cho trẻ là rất quan trọng. Nó giúp trẻ chống lại bệnh tật để có một sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sẽ làm cho hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn. 2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ có sức đề kháng yếu Sức đề kháng đối với trẻ trong giai đoạn sơ sinh là vô cùng quan trọng. Trẻ có sức đề kháng tốt sẽ có khả năng chống chọi với các tác nhân từ bên ngoài để giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, vẫn có những bé có sức đề kháng kém, mẹ cần theo dõi để chăm sóc trẻ tốt hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ có sức đề kháng yếu: Trẻ hay bị ốm vặt Trẻ hay ốm vặt Với những trẻ có hệ miễn dịch kém tức là có ít khả năng đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài thì sẽ hay bị ốm hơn. Hệ miễn dịch càng kém thì trẻ càng hay ốm. Thường gặp là trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp như ho sốt, sổ mũi, viêm họng… mà dân gian là “ốm vặt”. Do vậy, nếu trẻ thường xuyên bị cảm cúm, ho, viêm họng… thì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có sức đề kháng yếu khá rõ. Thậm chí, khi sức đề kháng của trẻ suy giảm, trẻ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác nguy hiểm hơn. Như là bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, sốt xuất huyết… Trẻ có khả năng chịu đựng kém Khi trẻ luôn mệt mỏi, không có năng lượng để hoạt động. Hoặc trẻ không hào hứng tham gia các hoạt động vui chơi thể chất như các trẻ khác. Thay vào đó, trông trẻ lúc nào cũng cảm giác bơ phờ, đờ đẫn và thèm ngủ trong ngày là biểu hiện khác của tình trạng sức đề kháng yếu. Trẻ chán ăn, biếng ăn Trẻ biếng ăn Ăn uống là bản năng tự nhiên của con người, dù cho đó là một đứa trẻ. Bất kì đứa trẻ nào cũng có những món ăn ưa thích của mình. Trẻ cần ăn uống để lấy năng lượng cho các hoạt động cũng như xây dựng cơ thể phát triển. Nhưng nếu trẻ có một sức đề kháng kém, hay mệt mỏi, dễ bị ốm thì chúng cũng không thiết ăn uống gì cả. Do đó, thấy trẻ có biểu hiện chán ăn, trẻ biếng ăn cha mẹ cần lưu ý theo dõi xem trẻ gặp vấn đề gì, có đang mắc bệnh không để tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp. Trẻ tiêu hóa kém Một trong những dấu hiệu thường gặp khác ở một trẻ có sức đề kháng kém đó là trẻ tiêu hóa kém, hấp thụ kém thức ăn. Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống. Kết quả là trẻ bị thiếu dinh dưỡng dẫn tới còi cọc chậm phát triển. Các hoạt động thể chất và tinh thần ở trẻ cũng chậm chạp. Hệ miễn dịch của những trẻ này không được hoàn thiện đầy đủ để phòng chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể. 3. Mách mẹ một số cách cải thiện hệ miễn dịch của trẻ Sau đây là một số biện pháp giúp cải thiện hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài tới 2 tuổi. Ở những trẻ lớn hơn cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ hợp lý. Cần cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp. Không nên để trẻ ngồi hoặc nằm lì một chỗ, hay bế ẵm trẻ suốt ngày. Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Nên tăng cường cho trẻ ăn rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch. Tránh cho trẻ tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Hoặc các đồ ăn ngọt, bánh kẹo, nước ngọt… cũng cần được hạn chế tối đa. Bởi vì nghiên cứu cho thấy thức ăn có hàm lượng đường và chất béo cao sẽ làm suy giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây hại. Khi trẻ bị ốm, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Hay cho trẻ uống các thuốc khác mà không có sự tư vấn kê đơn của bác sỹ. Thay vào đó, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị thích hợp. Đối với những bé trên 1 tuổi có sức đề kháng yếu mẹ có thể cho bé sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Nên lựa chọn những sản phẩm cùng lúc bổ sung được nhiều loại vitamin cần thiết cho sức đề kháng như vitamin C, vitamin B, vitamin PP…Bên cạnh đó nên chứa chiết xuất hồng sâm. Theo nghiên cứu hồng sâm có gần 30 loại saponin có các công dụng khác nhau, trong đó có 3 loại saponin khá quan trọng tác động lên hệ thần kinh, tuần hoàn, và hệ miễn dịch của cơ thể như Rb1 Rg1 Rg3. Việc con đối mặt với những vấn đề về sức đề kháng trong giai đoạn thích nghi là một hiện tượng phổ biến. Con chỉ đang trải qua một giai đoạn tự nhiên trong quá trình khôn lớn mà thôi. Khi đó, bố mẹ cần kiên nhẫn theo dõi và có hành động phù hợp khi thấy bé có dấu hiệu của sức đề kháng yếu nhé.