Trong thời gian mang thai, sức khỏe của mẹ bầu luôn được quan tâm hàng đầu. Bất kể những dấu hiệu nào mẹ cũng cần lưu ý để tránh những nguy cơ bệnh lý có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tình trạng chảy máu cam trong thai kỳ rất dễ xảy ra. Vậy đây biểu hiện của bệnh gì? Thế nào là chảy máu cam trong thai kỳ? Hiện tượng này còn được gọi là chảy máu mũi khi mang thai. Cứ 10 thai phụ thì có 2 người bị chảy máu cam. Chảy máu cam xảy ra khi các mạch máu nhỏ bên trong mũi bị vỡ do tổn thương. Tình trạng chảy máu cam được chia thành hai loại: Chảy máu mũi trước: Máu chảy từ niêm mạc mũi ra mũi trước do màng nhầy trở nên quá khô, hoặc có một tác động lực trực tiếp vào mũi. Tình trạng này rất hiếm khi nguy hiểm; Chảy máu mũi sau: Là tình trạng nghiêm trọng hơn, máu xuất phát ở phía sau khoang mũi rồi chảy xuống miệng và họng, gây ho khạc hoặc nôn ra máu. Thông thường từ tháng thứ 4 trở đi thì tình trạng này xảy ra phổ biến hơn. Khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam, trong khi ở các phụ nữ không mang thai thì tỉ lệ đó là 6%.. Chảy máu cam khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi. >>Xem thêm: viên sắt cho bà bầu loại nào tốt Chảy máu cam trong thai kỳ là biểu hiện của bệnh gì? Bất kì thay đổi bất thường nào trong cơ thể khi mang thai đều khiến các mẹ bầu rất bất an trong đó có chảy máu cam.Vậy chảy máu cam khi mang thai là biểu hiện của bệnh gì? Chảy máu cam không phải là tình trạng quá nguy hiểm và cũng không phải là biểu hiện của bệnh lý trong thai kì tuy nhiên chảy máu cam lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mẹ bị băng huyết sau sinh. Một số nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng 10% phụ nữ mang thai bị chảy máu cam sẽ bị băng huyết sau sinh, bên cạnh đó chỉ có khoảng 6% phụ nữ không bị chảy máu cam mắc phải vấn đề này. Ngoài ra, chảy máu cam thường xuyên và liên tục có thể khiến mẹ bầu bị thiếu máu trong khi mang thai. Bà bầu thiếu máu có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, khiến thai nhi nhẹ cân, chậm phát triển. Nếu các mẹ nhận thấy tình trạng chảy máu cam nghiêm trọng hơn nhất là vào 3 tháng cuối của thai kì thì nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi chặt chẽ và sát sao cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi nhé. Chảy máu mũi khi mang thai mẹ bầu phải làm sao? Biện pháp xử lí tạm thời Khi gặp tình trạng này những điều mẹ cần làm trước tiên đó là: Ngồi xuống và nghiêng về phía trước một chút để máu còn đọng lại chảy ra khỏi lỗ mũi, ngăn máu chảy ngược lại vào trong họng và dạ dày, nếu cảm thấy chóng mặt, các mẹ có thể nằm nghiêng qua một bên. Sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt phía trên cánh mũi rồi thở bằng miệng Hít thở bằng miệng và siết chặt lỗ mũi trong khoảng từ 10-15 phút. Không nên kiểm tra tình trạng chảy máu trong thời gian này bởi nó có thể cản trở quá trình đông máu Chườm đá để làm hẹp các mạch máu và làm chậm quá trình chảy máu. Giữ một túi chườm lạnh đặt lên sống mũi. Mẹ bầu nên không nên nằm xuống hoặc nghiêng đầu ra sau bởi như vậy có thể sẽ khiến mẹ nuốt phải máu, từ đó sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn. Trong trường hợp máu chảy vào họng nhiều sẽ gây kích thích đường thở và tình trạng sẽ trở nên rất nguy hiểm. Nếu sau 15 phút máu vẫn không ngừng chảy, mẹ vẫn tiếp tục thực hiện trong khoảng từ 10-15 phút nữa. >>Xem thêm: uống 2 viên sắt 1 ngày có làm sao không Cách ngăn ngừa và hạn chế tình trạng chảy máu cam khi mang thai Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng chảy máu cam trong thai kỳ, bà mẹ mang thai có thể áp dụng một số biện pháp như sau: Bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết đặc biệt là nhóm chất tạo máu: sắt cho bà bầu và axit folic, vitamin B12…. Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho màng nhầy và niêm mạc trong mũi của bà bầu Xì mũi một cách nhẹ nhàng, không nên quá mạnh vì như thế có thể gây chảy máu mũi Khi hắt hơi mẹ nên mở miệng để giảm áp lực tập trung vào mũi Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, đặc biệt là trong mùa đông hoặc nếu các mẹ sử dụng điều hòa liên tục. Không làm việc nặng hoặc tập luyện thể thao quá sức, uống rượu bia hoặc những thức ăn cay nóng Tránh các chất kích thích như khói thuốc lá Dùng dầu bôi hoặc sáp để giữ ẩm cho mũi của mẹ Nhỏ hoặc xịt dung dịch nước muối loãng hoặc các loại thuốc xịt theo hướng dẫn của bác sĩ >>xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giá bao nhiêu Bất kì một biểu hiện nào mẹ cũng đừng quá chủ quan. Nếu chưa chắc chắn mẹ hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Ngoài ra, các mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết để mẹ bầu có một sức khỏe thật tốt, sức đề kháng vượt trội giúp bé yêu được phát triển toàn diện nhất nhé!