Bé khoảng 6 tháng tuổi mẹ đã có thể tập cho trẻ ăn dặm. Một số bố mẹ còn lúng túng chưa biết phải cho con ăn dặm thế nào cho đúng. Mời mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết những điều cần thiết khi cho bé ăn dặm nhé! 1. Thời gian thích hợp cho con ăn dặm Ở giai đoạn từ 0 -6 tháng hệ tiêu hóa của trẻ đang dần dần hoàn thiện. Khoảng 6 tháng tuổi là thời gian thích hợp nhất bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Ngoài ra còn một số đặc điểm thú vị của con, như một “tín hiệu” rõ ràng bé phát ra cho mẹ để được ăn dặm đó là: Bé đã bước đầu có thể ngồi và ngẩng cao đầu. Bé vẫn đói dù đã được bú sữa cả ngày. Bé có biểu hiện tò mò về mọi thứ xung quanh mình. Bé bắt đầu có thể điều khiển các hoạt động của lưỡi. 2. Có nên tiếp tục cho bé bú sữa khi ăn dặm không? Các mẹ nên lưu ý vẫn cần phải cho con bú sữa thường xuyên vì sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho bé. Quan trọng hơn là bé đã quen với “món ăn” gần gũi hàng ngày này rồi. Vì thế bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức kết hợp với ăn dặm là cách chăm con đúng đắn nhất. Mẹ nên tiếp tục cho con bú sữa khi ăn dặm Mẹ nên cho bé bú vào lúc sáng sớm hoặc sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu bé khát nhiều và có thể bú hết cả bình sữa thì mẹ nên cho bé ăn dặm chút gì đó trước bữa sữa. Nếu bé khát ít mẹ hãy làm ngược lại. Cho đến khi bé đươc 7 đến 10 tháng tuổi thì sữa vẫn là thực phẩm chính của bé, các bữa ăn dặm chỉ là thêm vào để bé làm quen với thức ăn và học cách phân biệt khẩu vị hơn là bổ sung chất dinh dưỡng. 3. Những lưu ý khi cho con ăn dặm Khi ăn dặm bé sẽ cho tay vào mồm hay cầm thức ăn ném lung tung nên mẹ hãy đảm bảo giữ gìn vệ sinh tay miệng cho bé. Mẹ cần kiên nhẫn và dỗ dành để bé ăn thật ngoan Mẹ hãy bắt đầu mỗi bữa ăn bằng cách rửa và lau sạch tay cho bé, dỗ dành bé và để bé ngồi thẳng. Nếu bé đã biết ngồi, không nên để bé ăn ở tư thế nửa ngồi nửa nằm sẽ rất dễ bị ọe hoặc trớ. Và trên hết mẹ phải làm quen với đống bừa bộn, lộn xộn mà bé gây ra sau mỗi bữa ăn. Trẻ con rất thích vứt thức ăn lung tung vung vãi khắp nơi và đó là điều hoàn toàn bình thường. 4. Thực đơn cho bé gồm những gì? Hạt ngũ cốc đơn (cho bé từ 6 tháng tuổi): Lượng sắt lưu trữ trong tử cung của mẹ sẽ giảm dần sau khi sinh và đạt mức thấp nhất khi được 9 tháng. Ngũ cốc (gạo tẻ, yến mạch) cung cấp lượng sắt dồi dào và đó là lý do tại sao ngũ cốc nguyên hạt được chọn là một trong những thực phẩm ăn dặm đầu tiên cho bé. Thực phẩm băm hoặc nghiền (cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi): Nếu em bé chưa sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm này mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn. Khi nào bé có thể ăn được đồ ăn băm hoặc nghiền mẹ hãy cho bé thưởng thức trái cây mềm, rau xanh và thịt băm, thời gian này bé cũng đã có thể ăn cơm mềm và thịt hầm. Mẹ có thể cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn nếu bé chưa sẵn sàng ăn dặm Mẹ cũng có thể cho bé ăn rau xay nhuyễn, trái cây và các loại thịt để cung cấp nhiều các loại vitamin và dưỡng chất khác nhau, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh toàn diện của con yêu. Ngoài ra, nếu lo lắng thực phẩm không đủ cung cấp các dưỡng chất cho con, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon khi bé trên 1 tuổi. Sản phẩm sẽ giúp con yêu ăn ngon hơn, hấp thu tối đa các loại vitamin…Bên cạnh đó còn có thể giúp con tăng chiều cao và tăng sức đề kháng cho trẻ. Chúc các bé hay ăn mau lớn nhé!