Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Ứng dụng cách học KEYWORD để nhớ từ vựng tiếng Anh dễ dàng hơn

Cách hoạt độngPhương pháp ghi nhớ Keyword là một quá trình ghi nhớ bao gồm hai bước.Bước 1: Chọn một từ khóaTầm quan trọng của từ khóa đã được thể hiện ngay từ tên của phương pháp này. Hiểu một cách đơn giản, các từ khóa sẽ đóng vai trò như một sự liên kết giữa những gì người sử dụng phương pháp đã

Cách hoạt động Phương pháp ghi nhớ Keyword là một quá trình ghi nhớ bao gồm hai bước. Bước 1: Chọn một từ khóa Tầm quan trọng của từ khóa đã được thể hiện ngay từ tên của phương pháp này. Hiểu một cách đơn giản, các từ khóa sẽ đóng vai trò như một sự liên kết giữa những gì người sử dụng phương pháp đã có sẵn với các từ vựng mới cần học. Vì vậy, với bước đầu tiên này, có hai nguyên tắc quan trọng mà người sử dụng phương pháp cần phải tuân thủ.   Nguyên tắc 1. Dễ dàng truy xuất từ bộ nhớ Nguyên tắc đầu tiên người sử dụng phương pháp cần tuân thủ là từ khóa được chọn phải là từ mà người học có thể dễ dàng truy xuất từ bộ nhớ và sử dụng một cách hoàn toàn tự nhiên. Nói cách khác, người sử dụng phương pháp đã hiểu rõ tất cả các khía cạnh cơ bản của từ khóa này, bao gồm ngữ nghĩa, cách viết và phát âm. Họ có thể lựa chọn từ khóa từ bất cứ ngôn ngữ nào mà họ quen thuộc, nhưng để tạo điều kiện cho quá trình ghi nhớ diễn ra thuận lợi hơn, từ khóa nên xuất phát từ ngôn ngữ mẹ đẻ. Nếu người học chọn một từ khóa mà họ rất dễ quên mất, điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến bước thứ hai và sự hiệu quả của toàn bộ phương pháp ghi nhớ Keyword.   Xét một ví dụ như sau. Trong bài nghiên cứu này, người viết cần phải ghi nhớ một số từ vựng liên quan đến chủ đề Clothes, với từ đầu tiên trong danh sách là ‘gown’.   Sau khi biết được cách đọc của từ này là /ɡaʊn/, từ khóa mà người viết lựa chọn là ‘gao’ trong ‘siêu nhân Gao’. Đây là một từ thuần tiếng Việt trong ngôn ngữ mẹ đẻ của người viết, và người viết có thể sử dụng hoàn toàn tự nhiên. Như vậy, từ khóa được lựa chọn đã đảm bảo được nguyên tắc đầu tiên.   Nguyên tắc 2. Tương đồng về cách viết Với nguyên tắc thứ hai của bước chọn từ khóa, từ khóa đó phải có cách viết giống với một phần hoặc toàn bộ phát âm của từ vựng cần học. Điều này là tối mật thiết bởi sự liên kết mở đầu về mặt chữ sẽ giúp người học ghi nhớ được cách viết của từ vựng mới, đồng thời củng cố thêm mối liên hệ giữa hai từ vựng này.   Ngoài ra, mức độ hiệu quả của từ khóa sẽ có thể tăng cao hơn nếu phát âm của nó có điểm tương đồng một phần, hay thậm chí là toàn bộ, với phát âm của từ vựng cần học. Tuy nhiên, người sử dụng phương pháp có thể linh hoạt trên phương diện này bởi việc hai ngôn ngữ khác nhau có hai từ với cách viết đồng thời phát âm giống nhau là khá hiếm. Điều quan trọng nhất bắt buộc người học phải đảm bảo được ở nguyên tắc thứ hai là cách viết tương đồng giữa hai từ vựng.   Tiếp tục phân tích ví dụ trên. Về cách viết, mặc dù không giống nhau hoàn toàn, cách viết của ‘gao’ vẫn có thể giúp người học nhớ được cách viết của ‘gown’ với hai chữ cái ‘g’ và ‘o’ giống nhau. Ngoài ra, một điểm chung khác giữa hai từ này là chúng có cách phát âm khá tương đồng. Vì thế, từ khóa này đã tuân thủ được nguyên tắc thứ hai.   Như vậy, người viết đã tuân thủ theo hai nguyên tắc phía trên và chọn được từ khóa ‘gao’.   >>>>Bỏ túi free loạt bài tập READING IELTS cập nhật mới nhất"    Bước 2: Tạo mối liên kết giữa từ khóa và nghĩa của từ vựng cần học. Ở bước 1, người học đã chọn được một từ khóa có liên quan tới từ mới về mặt phát âm hoặc cách viết. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để đảm bảo rằng người sử dụng phương pháp có thể ghi nhớ được từ mới dựa trên từ khóa. Vì vậy, người học cần phải tạo ra một mối liên kết khác về mặt ngữ nghĩa giữa hai từ ở bước thứ hai.   Hình thức liên kết hai từ với nhau có thể đa dạng tùy theo sự sáng tạo của người học. Phần lớn các nghiên cứu về phương pháp ghi nhớ Keyword đã chỉ ra rằng sử dụng một hình ảnh để kết nối từ khóa với nghĩa của từ mới cho ra những kết quả vô cùng tích cực. Tuy nhiên, chúng còn có thể được liên kết với nhau khi người học sử dụng từ khóa đã tạo, ghép với nghĩa của từ mới để tạo nên một câu văn hoặc một câu chuyện ngắn. Mức độ hiệu quả của những hình thức này không khác biệt quá lớn so với việc sử dụng hình ảnh (Pressley et al. 286). Hoặc người sử dụng phương pháp có thể kết hợp cả hai cách với nhau – sau khi tạo ra một câu văn hoặc câu chuyện, họ có thể mường tượng ra một khung cảnh dựa trên câu văn hoặc câu chuyện đó trong đầu.   Nếu có thể, những hình ảnh mà người học sử dụng nên mang tính hài hước và kì lạ. Những thông tin đặc biệt như vậy sẽ giúp người học dễ ghi nhớ và dễ đưa vào trí nhớ dài hạn hơn.   Với ví dụ trên ở bước thứ nhất, sau khi quyết định được từ khóa, người viết tiếp tục tìm hiểu và biết được ‘gown’ là một danh từ mang nghĩa chỉ đầm dài của phụ nữ, thường mặc trong những dịp đặc biệt và trang trọng.   Dựa vào nghĩa của ‘gown’, người viết đã tạo ra một câu văn ngắn như sau: ‘Các siêu nhân Gao đã đồng ý và chọn mặc đầm dài trong đám cưới của Gao Hồng.’ Câu văn này đã sử dụng từ khóa ‘gao’ và ghép với nghĩa của từ ‘gown’ để tạo thành một câu có nghĩa hoàn chỉnh. Đồng thời, để mối liên hệ giữa từ khóa ‘gao’ và từ tiếng Anh ‘gown’ thêm vững chắc, người viết sẽ tưởng tượng ra một hình ảnh dựa trên nội dung của câu văn trên trong đầu – bốn siêu nhân Gao còn lại mặc những chiếc đầm dài tương ứng với bốn màu của mình đi dự đám cưới của Gao Hồng.   Như vậy, người viết đã kết hợp hai phương thức là câu văn và hình ảnh để tạo ra sự liên kết về mặt ngữ nghĩa giữa từ khóa tiếng Việt ‘gao’ và từ mới tiếng Anh ‘gown’. Sau khi hoàn thành cả hai bước của phương pháp ghi nhớ Keyword, mỗi lần nhắc đến câu văn trên, người viết hoàn toàn có thể nhớ được từ ‘gown’ phát âm như thế nào và nghĩa của từ là gì.   Sưu tầm