Máu khó đông (Hemophilia) – tất cả những điều cần biết Bệnh máu khó đông hemophilia là gì? Bệnh máu khó đông, bệnh ưa chảy máu hay bệnh hemophilia (heamophilia) là tên gọi chung chỉ tình trạng rối loạn đông máu, trong đó cơ thể suy giảm khả năng tạo cục máu đông, một bước khởi đầu trong quá trình cầm máu. Hệ quả là người bệnh sẽ bị chảy máu trong thời gian dài hơn khi gặp chấn thương, dễ bị bầm tím và tăng khả năng xuất huyết khớp, não.Những người bị nhẹ có thể chỉ bị khó đông với các vết thương lớn như tai nạn hay phẫu thuật, trong khi chảy máu trong khớp có khả năng gây tổn thương vĩnh viễn; xuất huyết não dẫn đến đau đầu, co giật, mất ý thức. bệnh máu khó đông, bệnh hemophilia, bệnh ưa chảy máu Có hai loại bệnh máu khó đông chính: bệnh máu khó đông A (hemophilia A, do thiếu hoạt tính của yếu tố đông máu VIII) và bệnh máu khó đông B (hemophilia B, do thiếu hoạt tính của yếu tố IX). Tỉ lệ bệnh máu khó đông A là khoảng 1/5.000–10.000, trong khi bệnh máu khó đông B xuất hiện ở 1/40.000 nam giới khi sinh;, nữ giới hiếm khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Máu khó động C (hemophilia C) cũng đôi khi được nhắc đến. Đây là một dạng hiếm hơn A và B, liên quan đến yếu tố đông máu XI, do gen trên nhiễm sắc thể thường quy định. Máu khó đông C cũng không hẳn là bệnh di truyền dạng lặn, vì người mang một alen bất thường cũng có biểu hiện chảy máu quá mức. -------------------- Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền (GENLAB) là tổ chức khoa học và công nghệ, thành viên của Hiệp hội Khoa học hình sự Châu Á (AFSN) với các tiêu chuẩn xét nghiệm đạt độ chính xác cao theo chuẩn và được chứng nhận từ các phòng thí nghiệm nổi tiếng: Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Cảnh sát Liên bang Úc (AFP), Phòng thí nghiệm của cảnh sát Hoàng Gia Anh (FSS), Phòng thí nghiệm của cảnh sát Singapore (SPF)… Genlab - Viện Công Nghệ ADN và Phân Tích Di Truyền Địa chỉ: 112 Trung Kính, Hà Nội Hotline: 0968 589 489 - 1800 9696 73 (miễn phí )