Ngoài sắt và canxi, axit folic cũng là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của các mẹ bầu. Các mẹ đã biết cách bổ sung axit folic như thế nào chưa? Tại sao cần bổ sung axit folic trong thai kỳ? Các mẹ có biết, ở Việt Nam, tỷ lệ thai dị tật chiếm 3%, trong số đó 70% dị tật thai nhi xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khi mang thai? Folate, hay axit folic dưới dạng tổng hợp, có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và tủy sống. Theo nhiều nghiên cứu, nếu các mẹ bầu bổ sung đầy đủ lượng axit folic được khuyến cáo trước và trong thai kỳ thì có thể hạn chế được 70% nguy cơ thai nhi mắc phải các dị tật nói trên. Bên cạnh đó, axit folic là một trong những vitamin B rất cần thiết cho sự phát triển, phân chia tế bào và sự hình thành của tế bào máu. Các mẹ bầu nếu quá thiếu axit folic có thể gặp hiện tượng sảy thai, sinh non, các bệnh có liên quan đến rối loạn dây thần kinh như bệnh nứt đốt sống, hoặc thậm chí bé sinh ra có nguy cơ thiếu một phần não. Như vậy là đủ thấy axit folic quan trọng đến mức nào rồi phải không các mẹ? Ngoài việc bổ sung folate qua viên uống bổ sung, các mẹ bầu cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ lượng axit folic trong thời kỳ mang thai: Top thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu Măng tây Đây là một trong những loại thực phẩm có lượng axit folic thuộc dạng cao nhất trong thế giới thực vật. 5 cây măng tây có chứa khoảng 1000 mg folate. Khi nấu măng tây, các mẹ lưu ý không nên nấu quá lâu, tránh làm tiêu hao nguồn axit folic quý giá. Thêm vào đó, măng tây cũng không chứa chất béo hay cholesterol, mà lại còn cung cấp nguồn dồi dào kali và chất xơ. Các mẹ có thể chế biến được rất nhiều món ngon với măng tây như: măng tây xào thịt bò, măng tây xào tôm, măng tây cuộn thịt xông khói, súp măng tây... Súp lơ xanh/Bông cải xanh Trong số các loại rau, súp lơ xanh có thể được gọi là “siêu rau” nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa khá cao, có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhất định. Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào trong súp lơ xanh cũng giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón dễ gặp phải trong thai kỳ. Mỗi nửa bát súp lơ xanh nấu chín có thể cung cấp cho mẹ tới 50 mg folate. Học ngay 3 món ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu từ súp lơ! Ngoài súp lơ xanh, các mẹ cũng có thể đổi món linh hoạt với các loại rau củ khác có màu xanh đậm như rau cải bó xôi, đậu bắp… Những loại rau củ màu xanh đậm này cũng chứa lượng axit folic dồi dào. Trứng Trứng cũng là một nguồn bổ sung axít folic rất tốt, ngoài ra nó còn chứa nhiều protein và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Trung bình một quả trứng gà cung cấp cho mẹ khoảng 25 mg folate. Các loại hạt dinh dưỡng Các loại hạt dinh dưỡng như hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó, macca, đậu phộng… không chỉ chứa lượng omega 3 cực khủng mà còn chứa nhiều folate. Chỉ cần 1 cốc các loại hạt có thể giúp mẹ bổ sung tới 300 mcg folate. * 100 mcg = 1 mg Các loại đậu đỗ Các loại đậu đỗ như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương, đặc biệt là đậu lăng, có hàm lượng axit folic cực kì cao. Các mẹ có thể tham khảo danh sách dưới đây: Đậu lăng: 1 cup = 358 mcg folate Đậu đen: 1 cup = 256 mcg folate Đậu xanh: 1 cup = 101 mcg folate Trái cây họ cam quýt Nhiều loại trái cây có chứa axit folic nhưng trái cây họ cam quýt xếp hàng cao nhất. Trái cam đặc biệt giàu axit folic. Một trái cam có thể chứa khoảng 50mcg, một ly nước cam ép thậm chí còn chứa nhiều hơn. Cam: 1 trái cam = 40 mcg folate Bưởi: 1 trái bưởi = 30 mcg folate Đu đủ Một miếng đủ đủ nhỏ có thể cung cấp gần 60 mcg axit folic, đồng thời là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại vitamin A, vitamin C, canxi, kali… cùng nhiều loại dưỡng chất khác. Quả bơ Nếu mẹ đang tìm một thực phẩm vừa giàu axit folic vừa tốt cho não bộ thai nhi thì bơ chính là lựa chọn không thể thiếu. Với quả bơ, mẹ có thể chế biến theo nhiều kiểu khác nhau để thay đổi khẩu vị như sinh tố, làm salad, sushi hay nước sốt cho các loại món ăn. Các loại quả mọng Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất… chứa đến 20% nhu cầu folate mẹ bầu cần trong một ngày. Ngoài ra, những loại quả này còn giàu vitamin mà lại chứa rất ít calorie nên mẹ bầu có thể thoái mái tiêu thụ mà không sợ bất kì tác dụng phụ nào.