Trong khoảng thời gian sau sinh, nhiều Mami đấu tranh tâm lý nên kiêng kỹ như ngày xưa, theo kinh nghiệm của các bà các mẹ đi trước hay theo hướng dẫn của khoa học. Mình chia sẻ sau sinh của mình, dựa theo khoa học không theo ông bà xưa. Mami cần hiểu cơ thể mình, làm gì tốt cho mẹ và bé. Lúc bầu mình lên cao 15kg vì ăn, uống và ngủ được, không nghén mà sau sinh 1 tuần mình đã lấy lại vóc dáng như ban đầu. Người lạ gặp không ai biết mình mới sinh. Mình chia sẻ với các Mami theo cách của mình đã áp dụng và thấy hiệu quả nên lưu lại ở đây, dành cho bé sau. Dĩ nhiên không có đúng hay sai, vì đây là cảm nhận của mỗi người. Đừng nghe theo những lời kiêng cữ của người khác. Nếu điều đó Mami chưa từng tìm thấy nghiên cứu nào. Vận dụng những gì báo chí đăng tải chọn lọc kỹ để áp dụng cho Mami. Và tất nhiên Mami phỉ tin vào chính mình. Theo mình đây là giai đoạn viên mãn nhất cuộc đời của người phụ nữ. Hãy là một người khỏe mạnh, tự tin, tràn đầy tình yêu, kiến thức và đặc biệt hạnh phúc! Khi ở bệnh viện: Tôi đã làm gì sau sinh ở tháng đầu tiên? - Mình sinh ở bệnh viện ,em bé được 3kg5 thì mình đã giảm 10kg trong đó có chất ối, máu và chất thải nữa. Sinh xong thấy nhẹ bụng liền các Mami ơi. Sinh ở Vinmec thì khỏi phải bàn, chỉ cần tay không đi đẻ thôi vì ở đó đồ dùng cho mẹ và bé đều có sẵn hết, không cần mang theo. Khi sinh xong mình được đẩy xe về phòng tổng thống với đầy đủ tiện nghi như khách sạn 5 sao và được đội ngũ bác sỹ, y tá chăm sóc như bà hoàng. Mặc đồ của bệnh viện thoáng mát, không nhét bông gòn vào tai hay mặc đồ ấm nha. Mở máy lạnh 21 độ,nhiệt độ phù hợp với trẻ là 16-21 độ.Nếu mở trên 24 độ trẻ sẽ nóng và dễ nổi rôm sẩy nha vì nhiệt độ trẻ em cao hơn người lớn, ko có việc ngủ máy lạnh sẽ làm trẻ viêm hô hấp hay viêm phế quản nha .Chỉ có việc máy lạnh ko vệ sinh ,dơ sẽ gây bụi cho trẻ dễ mắc như dị ứng,nghẹt mũi,hắt xì hơi,chảy nước mắt.Mami mặc đồ theo mùa sao thấy thoải mái là được, không quá nóng cũng như mát mẻ quá. Ko có việc nằm than nha vì sẽ tạo khí thải co2 ko tốt cho bé và cho Mami nữa.Sinh xong rất đói. Bác sỹ cho mình uống 1 ly sữa nóng và 1 phần đồ ăn ở bệnh viện như hình. Được ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ với đầy đủ chất dinh dưỡng theo đúng chuẩn của “bà đẻ” và cũng cung cấp các bữa ăn ở viện tiêu chuẩn cho mẹ và sữa NAN Nga cho các mẹ chưa có sữa, phòng pha sữa tiệt trùng và máy hút sữa. Bác sĩ, nữ hộ sinh sẽ luôn ở bên cạnh, giúp đỡ mẹ chăm bé 24/24. Sau sinh các mẹ không được nằm gối cao trong vòng 8 giờ đầu để máu có thể tuần hoàn đến não, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6-8 giờ đầu (vì sau khi vượt cạn cơ thể chúng ta vừa mất sức lực cũng như lượng máu lớn nên nếu nằm gối quá cao máu sẽ không lưu thông lên não). Trường hợp sản phụ có dùng biện pháp đẻ không đau trong lúc sinh thì có thể đứng dậy đi lại sau 1 ngày; những sản phụ không gây tê ngoài màng cứng thì có thể vận động 6 giờ sau đó. Mình cũng xem tivi và đọc sách "DẠY CON KIỂU NHẬT GIAI ĐOẠN 0 TUỔI". Hàng ngày mình dành thời gian ra đọc 1 tí rồi áp dụng với Tin Tin liền chứ không đọc nhiều vì còn lo chăm bé, gọi bé dậy cho bú chứ mới sinh bé toàn ngủ thôi. Thực ra thị lực của người phụ nữ trước và sau khi sinh không có gì khác biệt. Chỉ khi nào các bà mẹ không biết cách cân đối thời gian chăm sóc con và thời gian nghỉ ngơi khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất sức thì mới ảnh hưởng tới thị lực. Sau khi sinh, các bà mẹ còn được khuyến khích xem tivi, đọc sách báo để cập nhật tin tức và kiến thức chăm con đồng thời giảm stress hậu sinh sản. Mình có dùng miếng dán TUCKS giảm đau (như hình) dùng sau sinh và người mới phẩu thuật luôn nha. Ở Việt Nam thì ít phổ biến, nhưng tại Mỹ, Mami nào sau sinh cũng được chỉ định dùng miếng dán lạnh vô trùng để giảm thiểu cơn đau tức thời, giúp mẹ có thể vận động và chăm sóc con. Mami nào cần thì báo để mình review sản phẩm này nha. 1. Vệ sinh - Vệ sinh thân thể: Sau sinh sản dịch ra rất nhiều, cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, Mami nên vệ sinh nhiều lần hơn. Cần thay băng vệ sinh thường xuyên, không để quá 6 giờ vì có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng. Dùng khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa. Sau khi rửa xong thì dùng khăn thấm cho khô. Trong thời gian nằm viện, sản phụ có các nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh âm hộ sáng và chiều. Khi về ở nhà, các Mami phải vệ sinh vùng kín hàng ngày như ở trong viện. - Trong quá trình sinh nở, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ vào ngày hôm sau. Cần tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch, nên sử dụng vòi hoa sen và thời gian tắm nhanh, không quá 20 phút, nhằm giúp cơ thể vệ sinh tốt, tạo thông thoáng cho các lỗ chân lông, tránh nhiễm trùng da do bụi bẩn và mồ hôi tiết ra lúc chuyển dạ (không nên ngâm mình trong nước). Phòng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù thời tiết nóng hay lạnh. Đối với các mẹ đẻ mổ hay cắt tầng sinh môn, nên thận trọng với vết thương để tránh bung tuột mối chỉ. Khuyên mẹ sinh mổ nên đợi 6-7 ngày hãy tắm, đợi vết mổ khô hay chờ ý kiến của bác sỹ. Có thể dùng khăn thấm ướt và lau người ở các hóc và 1 khăn khô lau lại. - Mình đăng ký dịch vụ sau sinh nên y tá tới nhà xông hơi lúc trưa tầm 11- 16h là khoảng thời gian tốt nhất cho các Mami. Y tá sẽ kiểm tra vệ sinh tầng môn sinh (sinh thường ). Còn sinh mổ vệ sinh vết mổ, cắt chỉ vết may... Xông hơi và ngâm chân thư giãn bằng thuốc thảo dược của người Dao, xông hơi xong các Mami nhớ uống 1 ly nước để bù lại mồ hôi ra nhiều sẽ mất nước. Matxa mặt và body bằng tinh dầu tẩy tế bào chết. Đắp mặt nạ bằng bột yến mạch hay trái cây thay đổi theo ngày. Matxa ngực với khăn nóng thông tuyến sữa. Vuốt bụng để tống khí thải cũ.Gội đầu thư giãn bằng nước ấm với bồ kết có hương xả và chanh nữa nên không có mùi mới sinh và cơ thể mình thơm tho, sạch sẽ, ăn ngon, ngủ yên, giảm căng thẳng. Lấy lại thời con gái liền nha. - Thần dược cho mẹ sau sinh: THOA RƯỢU GỪNG, NGHỆ, GẤC hạ thổ trên 100 ngày. Khi mang bầu từ tháng thứ 5 các Mami có thể làm và chôn vào đất được rồi còn không thì mua nhưng cố gắng mua ở chỗ uy tín chứ giờ nhiều chỗ bán vì lợi nhuận nên không chất lượng. Mọi người rót ra chén gỗ hay chén ăn cơm tầm 1/4 chén thôi nha. Lấy khăn xô thấm rượu vắt ráo 1 tí rồi thoa toàn thân, tránh ti vì cho bé bú, chỗ nào thâm và da dày thì lau kĩ xíu nha. Ai sinh mổ thì tránh vết mổ nha.Giảm đau nhức toàn thân, không còn mỏi vai cổ, đau lưng hay tê bì tay chân, ấm người, giảm vết rạn chỗ da bị thâm như 2 bên bẹn, nách, dưỡng da, khử mùi giúp cơ thể thơm tho, mắt ko bị sưng và 3 vòng sẽ nhanh quay về như thời con gái. Còn thời gian cho em bé là sáng sớm 8h hàng ngày, bé sẽ được các cô nữ hộ sinh tắm tại phòng và tại nhà, vệ sinh mắt mũi tai, sát khuẩn rốn. Tin Tin nhà mình 3 ngày là rốn đã rụng, mát xa toàn thân và hơ á trầu nên bé lật lẫy sớm từ trong tháng, rất cứng cáp để đảm bảo nền tảng cho các bé phát triển khỏe mạnh về sau. Các bé sơ sinh được chăm sóc trong không gian vô trùng, thăm khám theo dõi bài bản. Cô nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn mình tắm và vệ sinh cho bé, được tư vấn phương pháp nuôi dưỡng bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu để Mami không khỏi bỡ ngỡ do lần đầu làm mẹ như mình như: tư vấn sặc sữa, giúp bé ợ hơi, chích ngừa và chiếu đèn nuế, bé nào sinh mùa mưa hay lạnh không có nắng. Không kiêng cữ như Việt Nam nói sẽ mờ mắt, rụng tóc hay đau xương khớp khi về già. Các Mami nhớ vệ sinh sạch sẽ cho mình và bé mới có được giấc ngủ ngon và không bệnh tật. Chứ 1 tháng Mami kiêng cữ không vệ sinh thì sẽ ra sao. Gây ra nhiều bệnh tật, vi khuẩn xâm nhập dễ bị bệnh truyền nhiễm. - Vệ sinh răng miệng: Vẫn súc miệng và đánh răng bình thường nha. Lấy khăn xô của em bé thấm nước muối ấm và chà nhẹ. Đánh răng bằng bột than của Hàn nhưng đánh nhẹ nhàng, sử dụng nước ấm. Các Mami có thể chọn loại bàn chải mềm để đánh nhẹ nhàng, sẽ không ảnh hưởng gì đến chân răng. Không kiêng cữ vệ sinh răng miệng sau sinh, bởi chế độ ăn uống bổ dưỡng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn răng miệng sinh sôi nảy nở. 2. Về thức ăn: - Sau sinh Mami bị mất máu nhiều nên phải có chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Sinh thường, mình ăn đầy đủ thức ăn để kích ra sữa cho bé bú. Còn sinh mổ chỉ nên ăn uống thức ăn dạng lỏng như cháo trong 6 giờ đầu. - Khi xuất viện về nhà ,mình vẫn ăn 5 bữa chính vì cho con bú sữa nên hay đói. Ăn tất cả các loại trái cây, rau tươi, thịt, 1 ít cá, ít xào, chiên. Chỉ nên dùng 2 bữa cá thu hoặc cá hồi/tuần. Loại này được khuyên vì bổ sung nhiều omega 3 cho bé. - Để hạn chế tạo khí gas cho bé, mẹ cũng khuyên ăn ít các loại quả như cam, quýt, bưởi ít nhất 3 tháng đầu sau sinh. Mẹ có thể ăn xoài và đu đủ để cung cấp nguồn vitamin thêm vào. Những gì mình thường ăn trước khi mang thai thì sau vẫn duy trì. Đảm bảo ăn chín và uống nước ấm. Không theo người xưa là ăn nhiều móng giò mà mình vẫn có nhiều sữa, đủ cho 2 bé bú song song. Vì mình cho sữa 1 bé nữa. Hãy ăn bất cứ thứ gì bạn muốn vì khi ăn ngon miệng sẽ tiết ra các hoocmon tạo sữa nhiều hơn, chất lượng hơn. Đừng bao giờ có tư tưởng nhịn ăn, không được kiêng khem quá mức dẫn tới thiếu chất. Vì mẹ nhịn gì con thiệt nấy đấy nhé! Mẹ không kén ăn, sữa mẹ có nhiều hương vị, con tiếp xúc quen dần, về sau ăn dặm con cũng dễ dàng tiếp cận với nhiều hương vị món ăn hơn. Sữa ra nhiều thì mẹ mau lấy lại vóc dáng nha. Các mom có thấy nước ngoài không có ở cữ 1 tháng như Việt Nam, mà họ nghỉ 2 tuần là làm việc bình thường nha. Tiếp tục bổ sung vitamin như hồi bầu. Đặc biệt chú trọng đến Canxi, Sắt. Cho con bú mẹ 2 chất này sẽ bị rút ra rõ rệt nhất. Ăn đa dạng, nhưng có chọn lọc! Ăn nhiều đạm (đạm động vật và thực vật). Việc ăn nhiều đạm sẽ làm sữa đặc hơn rất nhiều. Hạn chế tinh bột ở mức tối thiểu. Mình chỉ giảm bớt tinh bột, thay thế vào là những thứ bổ hơn, chất lượng hơn thôi mà. Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cơ thể nhận được nhiều vitamin, đồng thời hỗ trợ chuyển hoá các chất tốt hơn. Điều khá thú vị là lượng chất béo dung nạp trong giai đoạn mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú. Vì vậy, việc cho con bú sẽ giúp mẹ lấy lại dáng vóc ban đầu nhanh chóng . Nói không với thực phẩm có thể gây khó tiêu. Mami nên tránh các thức ăn cũ, lạnh, dễ ôi thiu và có thể gây ngộ độc (thịt, trứng, hải sản sống có 2 mảnh vỏ, vì nguy cơ dị ứng và nhiễm khuẩn cao. Có thể ăn cá, mực, tôm, cua. Lưu ý tôm cua là chỉ ăn thịt trắng, bỏ rạch. Không ăn nhiều thức ăn nhanh, hạn chế ăn những thực phẩm màu sặc sỡ do có hóa màu, hạn chế mì gói, đồ hộp, hạn chế ăn kẹo và bánh có nhiều đường. Tất cả các thực phẩm này đều làm chất lượng sữa thay đổi, và làm bé gặp nhiều vấn đề tiêu hóa, đi phân sệt và có thể biếng bú. 3. Về đồ uống Đảm bảo đủ 3 lít nước/ngày. Sữa tươi (không đường), trà lúa mạch, nước đỗ đen khôngđường, nước gạo lứt. Chè vằn hay lá đinh lăng đều tốt vì lợi sữa nha. Uống từ từ từng chút một để nước thẩm thấu từ từ. Mami nào uống nghệ tươi thì tốt còn ko uống sữa nghệ Hera cũng được, sẽ giúp da dẻ hồng hào và đẹp. Giảm bớt lượng đường và ngưng uống các chất có cồn. Tránh xa thuốc lá và tránh uống rượu. Rượu bia và thuốc lá sẽ khiến sữa mẹ về ít hơn, trẻ cai sữa sớm và tinh thần không ổn định. Những thực phẩm này cũng rất có hại và khiến mẹ chậm quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh hơn. Hạn chế uống cà phê hoặc trà. Trà và cà phê sẽ khiến mẹ trở nên khó ngủ hơn, điều này không tốt cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của mẹ, nếu muốn, mẹ chỉ nên uống cà phê với một lượng rất nhỏ mỗi ngày. 4. Về việc cho bé bú Cố gắng cho bé bú sớm những giọt sữa đầu tiên để bé có chất đề kháng và mình thì tử cung hồi phục tốt, tránh được bệnh sa tử cung, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Nếu không có sữa các Mami có thể cho bé uống sữa ngoài nhưng không bằng bình ti mà bằng thìa mềm.Vì bé ti bình đầu tiên thì sẽ không chịu ti mẹ đâu. 5. Tâm lý Giữ tâm lý thoải mái, không lo lắng buồn phiền. Sau sinh cơ thể mẹ bắt đầu khôi phục lại những gì đã thay đổi trong suốt thai kỳ và sinh nở. Số lượng rất lớn các nội tiết tố khi có thai có thể biến mất khiến cho giai đoạn hậu sản có thể rất mệt mỏi cho Mami. Do đó các Mami hãy cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt để sữa ra nhiều và tránh stress, trầm cảm sau sinh. Để phòng tránh bệnh sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh thì các Mami nhớ không làm việc nặng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn, chăm sóc bản thân mình. Mami phải chăm sóc sức khỏe từ bên trong bằng chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ và luyện tập phù hợp, yêu thương nhiều hơn, hạnh phúc hơn mỗi ngày. 6. Vận động Sau 2 tuần là mình sinh thường, còn ai sinh mổ thì khi nào vết thương lành thì tập luyện được nha. Mình tập yoga mỗi ngày khi đang vắt sữa hay cho con bú mình kết hợp vài động tác nhẹ như ngồi thở, thiền hay tập Kegel thu nhỏ cô bé sau sinh.Những cử động, vận động hàng ngày của tôi không có gì thay đổi, như một người bình thường. Vẫn dùng điện thoại, lướt Facebook, hay xem tin tức, dọn dẹp nhà cửa và nấu nướng. Ẳm bé tắm nắng dạo chơi hằng ngày. Tối mình vẫn đi chơi và dạo ngoài đường cùng với nôi xách tay cho bé đi luôn như hình.Nôi này chỉ dùng được cho bé sơ sinh thôi . 7. "Chuyện ấy” - Cơ thể cần khoảng thời gian 20 ngày hay 1 tháng để hoàn toàn gột sạch sản dịch sau khi sinh, cho nên “chuyện ấy” lúc này là không nên. Sau khi sinh con thì phụ nữ còn đau và cơ thể chưa tiết đủ hoocmon để hoạt động tình dục được trơn tru. Chưa kể đến việc sinh mổ mà quan hệ tình dục quá sớm sẽ bị rách vết thương, gây nhiễm trùng vùng kín. Mình sinh thường nên quan hệ sau sinh cảm thấy còn đau hơn lần đầu nha các Mami. Do bác sĩ may tầng môn sinh thu hẹp cô bé lại hay sao đó nên chồng mình nói còn sướng hơn và thấy cô bé đẹp hơn lúc đầu nữa cơ, không còn vết may hay bị giãn khi sinh thường đâu nha. - Lời khuyên: Lời khuyên kiềm chế “chuyện ấy” sau sinh chỉ dành cho các ông chồng. Người phụ nữ phải chịu bao nhiêu vất vả mới có thể “vượt cạn” thành công. Sự mệt mỏi ấy phần nào lấy đi ham muốn tình dục của người mới làm mẹ. Cho nên các ông chồng nên đợi khoảng 8 tuần hoặc khi nào mẹ sẵn sàng để không ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng và cả sức khỏe của vợ. “Mẹ tròn, con vuông” là vô cùng hạnh phúc, chúng ta hãy cứ tận hưởng hạnh phúc này một cách thông minh nhất, chứ không nên để việc sinh nở đó phải gánh những hậu quả phía sau bằng những việc kiêng cữ quá mức. Nhiều người bị hậu sản chính từ việc ăn kiêng hay kiêng khem không ra ngoài trời dẫn đến thiếu vitamin, bệnh lao phổi… Các Mami cần sáng suốt tìm hiểu và lựa chọn cách kiêng cữ phù hợp sức khỏe bản thân mình nhất. Với tâm lý ổn định, mẹ có thể dễ dàng chăm con yêu lớn khôn và khỏe mạnh. Trên đây là những lời khuyên giúp Mami có câu trả lời thích đáng nhất trước những băn khoăn về vấn đề kiêng cữ sau sinh. Chúc mami nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh và chăm bé thật tốt nha!