Người lớn luôn được cảnh báo phải để mắt tới trẻ mọi lúc mọi nơi. Nhưng cho dù bố mẹ đã đề cao “giám sát” thế nào thì con cũng có lúc gặp phải những tình huống ngoài ý muốn. Trong số đó, thường gặp nhất là trẻ nuốt phải dị vật và bị mắc nghẹn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Chúng ta cùng tìm hiểu những biện pháp để đối phó với tình huống đó nhé! Những thứ thường khiến trẻ bị nghẹn cuống họng như: các loại hạt, cục pin, nút áo, đậu phộng, linh kiện đồ chơi, rau câu, v.v. Vậy nên bố mẹ nên chú ý khi con đưa bất cứ thứ gì vào miệng. Không hẳn chỉ có trẻ dưới 3 tuổi mới có cơ hội bị hóc, nghẹn. Trẻ đã lớn thậm chí là người trưởng thành vẫn có thể gặp phải tình huống này. Do đó, bất kể ở độ tuổi nào chúng ta cũng đều nên hết sức chú ý những nguyên tắc cơ bản khi xử lý. Dấu hiệu hóc nghẹn 1. Khi trẻ hóc nghẹn sẽ bị ho, hoặc dùng đôi tay ôm chặt cổ họng, tiếng nói trở nên the thé, thậm chí nói không ra tiếng. 2. Trường hợp nghiêm trọng, môi trẻ sẽ bị tím tái. Khi gặp phải những dấu hiệu này, bố mẹ hãy bình tĩnh, để phán đoán xem bước tiếp theo nên làm như thế nào. Nếu có những người khác bên cạnh, bạn nên nhờ họ giúp bạn gọi cấp cứu ngay nhé! Các biện pháp cấp cứu cho trẻ bị hóc nghẹn ***Trong trường hợp trẻ vẫn còn ý thức và còn tỉnh táo sau khi bị hóc nghẹn, có thể thử các biện pháp sau đây: 1. Cấp cứu cho trẻ dưới 1 tuổi - Đặt trẻ lên đùi, mặt trẻ hướng sấp xuống. - Một tay của bạn đỡ cố định cho cằm và ngực của trẻ. - Tay còn lại vỗ vào lưng vùng giữa hai xương bả vai, vỗ mạnh 5 lần. - Kiểm tra xem trẻ có phun ra dị vật chưa. - Nếu trẻ vẫn chưa phun ra, thay đổi tư thế nằm duỗi ra. Dùng tay ấn lên lồng ngực trẻ 5 lần, sau đó tùy tình hình và thử lại các động tác trên. 2. Cấp cứu cho trẻ trên 1 tuổi - Bạn ôm lấy trẻ từ phía sau. - Một tay của bạn nắm chặt, ấn chặt vào vùng giữa lồng ngực và bụng. - Tay còn lại của bạn ôm lấy nắm tay kia, dùng sức ấn hướng lên trên. - Sau 5 lần ấn như vậy, tùy tình hình và thử lại các động tác trên. ***Trong trường hợp trẻ đã bất tỉnh, và ngừng hô hấp: - Bạn nên lập tức tiến hành cấp cứu PPR (hồi sức tim phổi) cho trẻ: 1. Kiểm tra ý thức của bé và gọi người giúp đỡ: Vỗ nhẹ và nói chuyện với bé để xem bé có phản ứng gì hay không? Nếu bé không phản ứng thì phải gọi 115 ngay lập tức và chuẩn bị tiến hành CPR. 2. Bắt đầu ép nén ngực: Đặt 1 bàn tay lên trán của bé để kéo đầu bé ngửa ra. Đặt 2 hay 3 ngón tay của bạn lên giữa ngực của bé. Đè mạnh xuống khoảng 3 - 4 cm với tốc độ 100 cái/phút. Mỗi chu kỳ ấn 30 cái. 3. Mở rộng đường thở: Một tay đẩy trán của trẻ ra sau, một tay dùng ngón tay nâng cằm của trẻ lên để mở rộng đường thở. Đặt tay và ma của bạn lên khuôn mặt của trẻ để kiểm tra hơi thở của trẻ trong vòng 5 - 10 giây. 4. Bắt đầu cấp cứu hô hấp: Ngậm trùm miệng và mũi của bé để thổi một hơi mạnh đủ cho ngực của bé phồng lên, chỉnh lại đầu của bé rồi thổi lại. Mỗi chu kỳ ấn ngực 30 cái và thổi 2 cái. Sau 5 chu kỳ, kiểm tra lại mạch và hơi thở của bé. - Đồng thời bạn nên tìm đến sự giúp đỡ từ người khác để đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Môi trường sống xung quanh trẻ luôn chứa đầy những thứ dễ gây hóc nghẹn, mà trẻ nhỏ lại rất thích bỏ những thứ nhặt được vào miệng nhai nuốt. Vậy nên bố mẹ ngoài việc để mắt tới con thường xuyên, thì cũng lưu lại và học thêm những cách thức sơ cấp cứu cho con khi cần nha!