TOEFL Reading hay Reading Comprehension là phần thi có mặt trong hầu hết các dạng bài của TOEFL. Bạn đã biết gì về bài thi này? Bạn đã có kế hoạch ôn luyện phần này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cách luyện thi TOEFL Reading tại nhà cực dễ dàng với loạt bí kíp siêu bổ ích mà Patado đã tổng hợp trong bài viết ngay dưới đây nhé! Tất tần tật về bài thi TOEFL cho người mới bắt đầu Luyện thi TOEFL Listening tại nhà có khó hay không? TOEFL Reading là bài thi như thế nào? Như đã đề cập ở ngay đầu bài viết, Reading là một phần thi trọng yếu được đưa vào mọi dạng bài của TOEFL bao gồm TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEFL Junior, TOEFL CBT và TOEFL Primary. Chỉ như vậy cũng đủ để hiểu Reading Comprehension là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong việc học tiếng Anh theo đánh giá của ETS – Cơ quan sáng lập ra kỳ thi TOEFL. Nội dung TOEFL Reading Tuy với mỗi dạng bài thi TOEFL, phần Reading được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhóm đối tượng mà dạng thi đó hướng đến, nội dung của Reading trong TOEFL iBT sẽ khác với TOEFL Junior và chắc chắn sẽ khác so với TOEFL Primary, nhưng nhìn chung, mục đích và cơ cấu của phần Reading vẫn nhất quán. Nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu văn bản của những người mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ, ETS thiết kế Reading Comprehension dưới dạng các đoạn văn, bài văn có độ dài và nội chung chủ đạo phù hợp. Kèm theo đó là loạt các câu hỏi mang tính chất khai thác, yêu cầu thí sinh cần hiểu rõ bài văn và có khả năng xử lý các dữ liệu trong bài để có thể giải quyết được các câu hỏi này. Ngoài việc kiểm tra kỹ năng, ETS còn mong muốn bài thi Reading sẽ là một cách giúp thí sinh có thể làm quen với môi trường học tập tại các đại học, cao đẳng thông qua việc đưa vào các nội dung xen lẫn cả chủ đề giao tiếp đời sống hàng ngày tại trường lớp và chủ đề học thuật như các đề tài khoa học, các môn học đại cương,… Bạn cũng có thể tham khảo kỹ năng TOEFL Junior Language Form and Meaning cũng vô cùng bổ ích Cấu trúc bài TOEFL Reaidng Thông thường các bài Reading Comprehension có từ 3 tới 5 văn bản, được trích từ các tài liệu học thuật đại học hoặc báo cáo, nghiên cứu, mỗi văn bản dài trung bình 700 chữ. Tương ứng đối với mỗi bài là 10 – 12 câu hỏi và được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút mỗi bài. Các dạng câu hỏi chính được đưa vào bài Reading Comprehension: Từ vựng: Từ nào gần nghĩa nhất với từ…trong bài? Đọc hiểu: Từ….trong đoạn ám chỉ điều gì? Cấu trúc tu từ: Trong đoạn văn…tác giả đề cập tới vấn đề…nhằm điều gì? Diễn giải: Câu nào diễn tả đúng nhất thông tin được highlight ở đoạn…? Tìm câu phù hợp: Trong đoạn…còn thiếu một câu, chọn câu có nghĩa và vị trí phù hợp để thêm vào. Kiểm chứng: Ý nào sau đây phản ánh đúng nội dung của đoạn? Loại trừ: Các ý dưới đây phản ánh về…ngoại trừ. Suy luận: thường với câu này, ý chính sẽ không được đề cập, mà bạn phải lấy dữ liệu trong bài sau đó suy luận ra thành các ý và chọn trong các đáp án ý đúng nhất. Bảng điền từ Câu hỏi tổng hợp: Quan điểm của tác giả xuyên suốt bài viết này là gì? Với độ dài của đề bài và sự đa dạng của các loại câu hỏi như vậy, làm thế nào để ôn luyện bài thi TOEFL Reading cho hiệu quả? Kinh nghiệm luyện thi TOEFL Reading >>>Đọc bài viết đầy đủ tại đây