Khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại, việc dễ dàng sở hữu một chiếc smartphone ở các gia đình có điều kiện kinh tế hạn hẹp cũng đã trở nên dễ dàng hơn. Bố mẹ thường xuyên có thói quen cho trẻ tiếp xúc sớm với các phương tiện công nghệ này để tiết kiệm thời gian chăm sóc bé. Việc tiếp xúc với các phương tiện này sớm sẽ khiến trẻ lười vận động, tệ hơn là dẫn đến các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, giảm thị lực. Tật khúc xạ là gì ? Tật khúc xạ là mất khả năng tự điều chỉnh để nhìn rõ vật ở khoảng cách nhất định, khi đó sẽ chỉ nhìn rõ vật khi được điều chỉnh bằng kính. Bé có thể mắc phải tật khúc xạ ngay sau khi sinh , tên gọi khác của loại bệnh này là cận thị, viễn thị, loạn thị. Cách khắc phục duy nhất là đeo kính hoặc tiến hành phẫu thuật. Những dầu hiệu phát hiện tật khúc xạ ở trẻ - Trẻ hay nháy mắt, nheo mắt, cúi người , cúi xuống sát sách vở - Trong quá trình học chép sai bài học, kết quả học tập giảm sút - Không nhìn rõ chữ trên bảng, nhìn sát mới thấyTrẻ thường xuyên bị mỏi mắt, đau nhức, chảy nước mắt , xem vô tuyến phải ngồi gần, hoặc nhìn nghiêng về một phía. Những sai lầm cần tránh trong nhận thức về tật khúc xạ Bố mẹ thấy trẻ vẫn đọc được sách báo chữ nhỏ thì cho rằng trẻ vẫn bình thường. Đây là quan niệm sai lầm hay gặp vì trẻ bị cận thị nhìn xa kém trước.Phải che từng mắt khi kiểm tra vì trẻ có thể bị tật khúc xạ ở một mắt. Nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ ở trẻ - Do trẻ nhìn gần quá nhiều, trong thời gian dài - Học tập trong môi trường ánh sáng kém, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị công nghệ như máy tính bảng, laptop, điện thoại,... - Thói quen đọc sách, viết bài học tập chưa đúng cách - Chế độ ăn uống chưa hợp lý, thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin A - Yếu tố di truyền - Do cấu trúc giác mạc, thủy tinh thể… Làm gì để bảo vệ bé khỏi tật khúc xạ ? - Dạy trẻ tư thế ngồi học đúng, đầu và thân được giữ thẳng, hai vai hơi mở ra phía sau, chân để thõng vuông góc với mặt sàn, hai cẳng tay đặt lên bàn. Việc này vừa giúp trẻ tránh bị tật khúc xạ còn giúp được trẻ khỏi các bệnh về xương sống. - Cha mẹ nên chọn cho trẻ chiếc bàn học phù hợp với chiều cao của bé, bé không bị với lên hay thõng xuống quá só với mặt bàn. Khoảng cách từ mắt đến mặt bàn từ 30cm trở lên. - Luôn nhắc nhở trẻ học tập trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, hợp lý. Nên sử dụng ánh sáng vàng và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên trong quá trình sinh hoạt. - Hạn chế cho trẻ tiếp dụng với các thiết bị công nghê, điều này sẽ tập thói quen đòi hỏi và phụ thuộc ở trẻ. Luôn giữ khoảng cách nhất định khi cho trẻ xem vô tuyến tối thiểu là 4m , ngoài ra cần được tư vấn cụ thể với mỗi loại kích thước tivi. - Cho trẻ nghỉ ngơi khi trẻ có dấu hiệu mỏi mắt, trẻ nên nghỉ ngơi và thư giãn mắt, duy trì 3 giây/chớp mắt 1 lần. Khi nhận thấy bé có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần mang trẻ đi khám tại những địa điểm khám uy tín. Với những trẻ đã được chẩn đoán cận thị, cần tái khám 6 tháng một lần, bởi mắt trẻ còn thay đổi nhiều và nhiều khả năng phải thay kính mới để trẻ không bị đau nhức mắt khi đeo kính không chuẩn độ với mình.