Bố mẹ nào mà chẳng mong muốn con phát triển khỏe mạnh và cao lớn hơn từng ngày. Tuy nhiên, nếu chúng ta vô tình bỏ qua những kiến thức cần thiết thì khả năng con bị thấp còi sẽ tăng cao. Có lẽ bạn đã biết những phương pháp thông dụng nhất để giúp con cao lớn, nhưng liệu bạn có thực sự tránh được những sai lầm trong việc nuôi dưỡng con? Hoặc bạn đã thực sự làm đúng cách để con khỏi bị thấp còi so với các bạn cùng trang lứa? Hãy tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây nhé! Có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao mình đã thử hết mọi cách mà con vẫn không cao lớn như các bạn cùng lớp?” Đó là lúc bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về những nguyên nhân gây ra vấn đề này. Từ đó bạn sẽ biết được cần phải khắc phục vấn đề như thế nào một cách hiệu quả nhất! Do đâu mà trẻ lại bị thấp còi so với các bạn cùng lứa? 1. Di truyền hoặc bẩm sinh - Trong gia đình, nếu bố mẹ hoặc ông bà có chiều cao thấp hơn trung bình thì khả năng trẻ sinh ra cũng sẽ mang thể chất tương tự. - Trẻ bị suy tuyến giáp bẩm sinh hoặc cơ thể trẻ sản sinh không đủ hormone (nội tiết tố) tăng trưởng. Trong tình trạng này, tiến trình phát triển chiều cao và thể chất của trẻ sẽ bị trì trệ. - Trẻ bị suy dinh dưỡng từ khi còn trong tử cung của mẹ. Nên sau khi ra đời tốc độ tăng trưởng của trẻ cũng chậm hơn so với các trẻ thường. Thế nên, lý do chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai là như vậy đấy. - Khi mang thai, mẹ sử dụng những loại thuốc gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển sau này của con. 2. Ảnh hưởng từ một số bệnh lý - Hội chứng Tuner ( Tớc-nơ ) hay có cách gọi khác là 45X, 45XO. Đa phần những người mắc phải có cổ ngắn, cổ lõm, tai thấp, chân tóc thấp ở sau cổ, tầm vóc thấp và bàn tay bàn chân bị sưng khi sinh. - Hội chứng Down là một hội chứng bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể, mà cụ thể là thừa một nhiễm sắc thể 21. Chính sự thừa ra này đã phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ. - Trẻ bị thiếu máu, điển hình là thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. - Một số bệnh mãn tính liên quan đến thận, tim, tiêu hóa, hoặc bệnh phổi. - Nếu sau khi bạn cho con đi khám mà vẫn không tìm được nguyên nhân bệnh lý nào khác, thì đây được xem là trường hợp thấp vô căn. 3. Sai lầm trong cách nuôi dưỡng con - Con thích ăn món nào thì sẽ ưu tiên cho ăn nhiều món đó: Nhiều bố mẹ cho rằng chỉ cần con thích và chịu ăn nhiều là được. Nhưng con ăn nhiều mà ăn không đủ chất thì vẫn không có ích cho quá trình phát triển. Đồng thời có người cho con ăn quá đà một số nhóm thực phẩm dinh dưỡng nhất định, không chú trọng đến những nhóm khác và gây nên mất cân bằng dinh dưỡng. Điều này chỉ gây phản tác dụng vì sẽ gây ra tình trạng thừa chất và thiếu chất cho con. - Thức ăn trong ngày không phong phú và đủ chất: Nhiều bố mẹ do quá bận rộn, nên nhiều khi chỉ nấu một lần một nồi to và cho con ăn cả ngày. Cách làm này tuy giúp tiết kiệm thời gian chế biến, nhưng lại gây tai hại khôn lường. Vì ăn đi ăn lại một món cả ngày con sẽ mau ngán và dễ trở nên biếng ăn. Ngoài ra, nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng tăng cao nếu không chú ý việc bảo quản thức ăn. Thức ăn sau khi chế biến để càng lâu thì càng dễ mất chất. - Không tự nấu cho con ăn Có thể do không có thời gian, hoặc trẻ biếng ăn, hoặc lý do nào đó mà bạn không chọn việc tự vào bếp chế biến thức ăn cho con. Bạn có xu hướng mua những thực phẩm chế biến sẵn cho con hoặc cháo dinh dưỡng mua ở hàng quán. Chúng ta không đảm bảo được rằng: những thực phẩm như thế liệu có được chế biến đúng cách và hợp vệ sinh? Chất dinh dưỡng trong đó có đầy đủ hay không? Dù sao thì chế độ dinh dưỡng của con vẫn cần được bố mẹ nắm rõ và tự tay chuẩn bị mỗi ngày, như thế con sẽ tránh được những nguy cơ về sức khỏe. Bí quyết giúp con cao lớn và khỏe mạnh 1. Nắm bắt thời điểm vàng cho con phát triển - Trẻ đột nhiên thèm ăn và ăn rất nhiều: Nếu trước đây trẻ ăn không nhiều hoặc biếng ăn, thì khi biểu hiện khác thường này xảy ra chính là lúc bạn nên chú ý. Tín hiệu này cho thấy đây là “giai đoạn vàng” mà chiều cao của trẻ sẽ phát triển mạnh. Do đó cần phải trang bị sẵn thức ăn cho con mọi lúc mọi nơi, phòng khi con “lên cơn” thèm ăn thì sẽ nạp ngay năng lượng kịp thời để thúc đẩy tiến trình tăng trưởng. - Trẻ thường hay bị đau chân: Trong giai đoạn phát triển chiều cao, hormone tăng trưởng tiết ra rất nhiều, và xương chân sẽ nhanh chóng hấp thu để phát triển liên tục. Vì vậy tình trạng này sẽ kéo theo những cơn đau ở vùng chân. Nếu hiện tượng đau kéo dài và dữ dội, bạn nên cho trẻ đi khám, theo dõi xem trẻ có phải bị thiếu can-xi hay không. Mỗi tối cho trẻ uống thêm sữa bổ sung dưỡng chất cần thiết hỗ trợ cho quá trình phát triển trong lúc ngủ cho con. - Trẻ thường hay đạp chân trong lúc ngủ: Bạn cũng nên lưu ý xem trẻ có hay không những thói quen như: đạp chân, đá tung chăn hoặc đá vào người ngủ chung. Đây cũng chính là một trong những thời kỳ mấu chốt mà bạn nên kịp thời phát hiện. Từ đó gia tăng mức độ bổ sung dưỡng chất cần thiết cho con để đạt hiệu quả tốt nhất. 2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với con Khi đã "chụp" được “thời điểm vàng” vừa nêu trên, việc tiếp theo là chọn lựa những thực phẩm có dưỡng chất thúc đẩy tiến trình tăng trưởng cho con: - Bổ sung protein: Thịt, cá, trứng và những sản phẩm từ sữa tốt cho sự phát triển toàn diện của con. - Bổ sung Vitamin và khoáng chất: Hải sản, yến mạch, rau củ quả,... có chứa các chất như: Can-xi, Iốt, Florua, Mangan, Phốt-pho, Ma-giê, Sắt,... đều là những chất quan trọng mà trẻ cần được hấp thụ hàng ngày. Ngoài ra trong trái cây cũng chứa nhiều vitamin giúp da và hệ tiêu hóa phát triển tốt, ngăn ngừa ung thư. - Tiêu thụ nhiều lysine: Lạc, hạt dẻ, hạnh nhân và các loại hạt giàu lysine. Đây cũng là một chất đóng vai trò “nòng cốt” trong tiến trình tăng trưởng chiều cao. 3. Chế độ nghỉ ngơi đạt chất lượng tốt - Hiện nay trẻ phải học rất nhiều, thời gian nghỉ ngơi bị hạn chế. Đôi khi áp lực học có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ hoặc trẻ ngủ không đủ giấc. - Bố mẹ cần chú trọng hình thành thói quen ngủ sớm dậy sớm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, vì nghỉ ngơi đầy đủ cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và thể chất của con. 4. Kết hợp cho con tập vận động và chơi thể thao - Bạn nên cho trẻ chạy nhảy vận động nhiều hơn để lưu thông máu tốt. Thay vì cho trẻ ôm điện thoại và máy tính bảng ngồi chơi hàng giờ, bố mẹ có thể thử dắt con ra công viên sau giờ tan học, để con có thể tự do chạy nhảy, việc trẻ có đủ thời gian để vận động sẽ giúp cho xương được chắc khỏe. - Nếu có điều kiện và thời gian, bạn nên cho trẻ tham gia các môn thể thao giúp phát triển chiều cao như: Nhảy dây, nhảy xà đơn, bơi lội, bóng rổ, chạy xe đạp, chạy bộ,....Hoặc thậm chí là cho trẻ tập yo-ga với những động tác dãn cơ để tăng cường độ dẻo dai cho trẻ. Ước mơ cho con được cao lớn mạnh khỏe thật sự không khó! Chỉ cần bố mẹ nắm bắt được thời điểm chuẩn xác để bồi bổ và cho con tập luyện đúng cách, thì con sẽ vụt lên cao lớn nhanh như "Thánh Gióng" thôi ạ!