Mang thai 9 tháng 10 ngày cùng biết bao cung bậc cảm xúc, vui buồn cùng con, với mong muốn con sinh ra được bình thường và khỏe mạnh.Thế nhưng có những trường hợp không được may mắn, con sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Vậy nguyên nhân nào gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, mẹ bầu nên bổ sung dưỡng chất nào để giảm nguy cơ dị tật thai nhi? mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây. Dưỡng chất ngăn ngừa dị tật thai nhi Các dị tật phổ biến ở bào thai (thai nhi) Dị tật bào thai (thai nhi) Theo Bộ y tế định nghĩa, “Dị tật bào thai (còn gọi là dị tật bẩm sinh hay rối loạn bẩm sinh) là những bất thường cấu trúc hoặc chức năng (bao gồm cả rối loạn chuyển hóa) xảy ra từ thời kỳ bào thai và có thể được phát hiện trước, trong hoặc sau khi sinh.” Dị tật thai nhi là những bất thường của thai nhi xuất hiện từ trong bào thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu hay những đứa trẻ sinh ra sẽ bị khiếm khuyết. Những bất thường của thai nhi có thể do rối loạn trong nhiễm sắc thể hoặc bộ gen của cơ thể. Hầu hết các dị tật xảy trong trong 3 tháng đầu của thai kỳ khi các cơ quan trong cơ thể đang dần hình thành. Các dị tật thai nhi có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, chức năng nội tạng, sự phát triển tinh thần và thể chất và có thể mắc bệnh suốt đời. Có những dị tật bẩm sinh chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ nhưng cũng có những dị tật nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Xem thêm: Mẹ bầu cần bổ sung ngay chất này để giảm tỉ lệ dị tật thai nhi ở trẻ Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi Tiền sử gia đình Cha hoặc mẹ bất thường trong nhiễm sắc thể hoặc bộ gen Tuổi của mẹ cao (trên 40 tuổi) Sảy thai nhiều lần hay thai chết lưu trước đó Tiếp xúc thường xuyên với rượu, bia hay các chất kích thích Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ cao, thuốc hay hóa chất độc hạiSống trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm Trong quá trình mang thai mẹ bị nhiễm virus hay nhiễm khuẩn. Dùng thuốc trong thai kỳ khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ (nhất là 3 tháng đầu tiên, nhiều người chưa phát hiện mình mang bầu nên thường tự ý sử dụng thuốc. Hơn nữa khi sử dụng thuốc trong giai đoạn này làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh). Mẹ bị mắc các bệnh lý nền ví dụ như mẹ bị tiểu đường hay béo phì khiến nguy cơ cao con bị dị tật bẩm sinh Mẹ không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong quá trình mang thai. Để hạn chế các nguyên nhân gây dị tật thai nhi thì mẹ nên chú ý đến những sự thay đổi của cơ thể và những dấu hiệu có thai sớm phần nào có thể giúp mẹ nhận ra và có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp với thai kỳ. Xem thêm: Tiết lộ dấu hiệu có thai sớm ở thai kỳ Các dị tật phổ biến ở thai nhi Các dị tật phổ biến ở thai nhi Trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch (cứ khoảng 700 trẻ thì có 1 trẻ bị dị tật sứt môi, dị tật này không ảnh hưởng đến tính mạng trẻ nhưng liên quan đến vấn đề thẩm mỹ, khó khăn trong ăn uống, giao tiếp, hòa nhập với xã hội). Thai nhi bị dị tật ống thần kinh (cứ khoảng 1000 trẻ thì có 1 trẻ bị dị tật ống thần kinh, dị tật này rất nguy hiểm cần có biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm để xử lý kịp thời). Trẻ có nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh có thể do trong thai kỳ cơ thể mẹ thiếu acid folic. Thai nhi bị mắc tim bẩm sinh (phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ cao, cứ khoảng 1000 trẻ thì có 8 trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh). Dị tật nứt đốt sống (cứ khoảng 250-500 trẻ thì có 1 trẻ bị dị tật nứt đốt sống). Dị tật khuyết hậu môn (không có hậu môn) (chiếm tỷ lệ thấp, cứ khoảng 5000 trẻ thì có 1 trẻ bị dị tật khuyết hậu môn, dị tật này cần can thiệp ngay vì ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ) Hội chứng Down (tỷ lệ trẻ mắc hội chứng Down tăng lên theo độ tuổi của mẹ, tuổi mẹ trên 35 tuổi có nguy cơ trẻ mắc hội chứng này càng cao). Hội chứng khoèo bàn chân (cứ khoảng 1000 trẻ thì có 1 trẻ mắc hội chứng khoèo bàn chân trong đó cứ khoảng 2 trẻ mắc thì có 1 trẻ bị khoèo cả 2 chân). Xem thêm: Acid folic – dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe thai kỳ Các xét nghiệm để phát hiện sớm dị tật thai nhi (trong 3 tháng đầu) Double test Đây là xét nghiệm an toàn cho cả mẹ và bé, Double test là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm hóa sinh: định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu của thai phụ. Double test giúp phát hiện dị tật thai nhi liên quan đến hội chứng Down (thừa NST số 21), hội chứng Trisomy 18 (Edwards) (thừa NST số 18), hội chứng Trisomy 13 (thừa NST số 13). (Hội chứng Trisomy khiến trẻ gặp phải các bất thường: hình dạng đầu nhỏ, dị dạng; cằm và miệng nhỏ, hở vòm miệng; bàn tay nắm chặt, co quắp, ngón tay chồng vào nhau không duỗi được; chậm phát triển trí tuệ). Thời điểm thực hiện xét nghiệm double test là 11-13 tuần và tốt nhất nên làm ở tuần thứ 12 của thai kỳ Double test quan trọng với mọi thai phụ đặc biệt là với phụ nữ mang thai trên 35 tuổi hoặc đã từng sảy thai nhiều lần hay có những yếu tố nguy cơ làm tăng dị tật thai nhi. Triple test Triple test giúp tầm soát trước sinh, phát hiện dị tật thai nhi. Đây là xét nghiệm không xâm lấn, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Ngoài phát hiện dị tật thai nhi liên quan đến hội chứng Down và hội chứng Trisomy 18 như xét nghiệm Double test, Triple test có thể tìm ra nguy cơ dị tật ống thần kinh. Thời điểm thực hiện xét nghiệm triple test là 15-20 tuần và tốt nhất nên làm ở tuần 16-18 của thai kỳ. Xét nghiệm Triple test không thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe thai nhi mà chỉ có thể xác định được thai nhi có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể hay không và có cần phải làm các chẩn đoán xác định khác nữa hay không. NIPT NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn.giúp phát hiện sớm nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng do bất thường số lượng NST. NIPT có thể phát hiện các dị tật bào thai liên quan đến hội chứng Down, hội chứng Trisomy (Edwards), hội chứng Turner và các hội chứng liên quan đến bất thường NST khác. (Hội chứng Turner là rối loạn nhiễm sắc thể giới tính và chủ yếu xảy ra ở các bé gái, đa số các triệu chứng thường gặp là: người mắc bệnh có biểu hiện vóc dáng nhỏ, cổ ngắn, tai thấp, khi trưởng thành có thể không có kinh nguyệt, mất khả năng sinh con,…). Xét nghiệm NIPT nên thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ. NIPT mang lại kết quả chính xác cao >90% hơn cả xét nghiệm Double test và Triple test. Các cách ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi Không phải tất cả các dị tật bẩm sinh đều có thể ngăn ngừa, tuy nhiên, phụ nữ có thể quản lý tình trạng sức khỏe và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh.kể cả trước khi mang thai. Trước khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên đến gặp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và chăm sóc tiền sản trước khi mang thai. Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích trong suốt giai đoạn thai kỳ bao gồm cả ngay trước khi mang thai. Không sử dụng thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá vì các chất trong khói thuốc có thể khiến mẹ bầu sinh non, thai nhi bị dị tật (sứt môi, hở hàm ếch) và tử vong ở trẻ sơ sinh. Không tự ý sử dụng thuốc khi không có tư vấn của bác sĩ. Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học. Cố gắng đạt và duy trì mức cân nặng hợp lý, phụ nữ béo phì trước khi mang thai có nguy cơ cao khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cần thiết cả trước và trong quá trình mang thai. Tăng cường thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng như: yoga, ngồi thiền hay đi bộ. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể, các vitamin và khoáng chất cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Xem thêm: Cần tiêm phòng các loại vaccine nào trước khi mang thai 5 dưỡng chất cần thiết giúp mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển, giảm dị tật thai nhi Để mẹ có đủ sức khỏe, thai nhi được hình thành, ổn định và phát triển thì không thể thiếu sự có mặt của các dưỡng chất. Các dưỡng chất cần thiết giúp thai nhi phát triển, giảm dị tật thai nhi: Acid folic (vitamin B9) Thiếu acid folic là một trong những nguyên nhân chính gây sảy thai, trẻ nhẹ cân, trẻ bị sứt môi, dị tật ở tim, dị tật ống thần kinh hay các dị tật bẩm sinh khác. Acid folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh Acid folic rất quan trọng đối với quá trình đóng ống thần kinh ở trẻ nhỏ. Thiếu não và nứt đốt sống là những dạng dị tật ống thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất. Ống thần kinh được hình thành từ ngày thứ 22-28 của thai kỳ. Thời điểm này nhiều người vẫn chưa biết mình mang thai trong khi đó ống thần kinh rất cần một lượng lớn acid folic để có thể phát triển đầy đủ và khép kín hoàn toàn. Dị tật ống thần kinh xảy ra rất sớm chỉ từ tuần thứ 3-4 của thai kỳ nên bổ sung acid folic từ giai đoạn sớm khi não bộ và tủy sống đang phát triển là vô cùng cần thiết. Vì vậy, để giảm nguy cơ dị tật thai nhi phụ nữ nên bổ sung trước khi mang thai 3 tháng và trong suốt quá trình mang thai. Có nhiều bằng chứng cho thấy bổ sung acid folic làm giảm tỷ lệ xuất hiện dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Xem thêm: Acid folic là gì? Vì sao nên bổ sung acid folic cho bà bầu và những lưu ý Canxi Nên bổ sung canxi đầy đủ cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ Canxi là khoáng chất cần thiết giúp phát triển hệ cơ-xương-khớp. Đối với thai nhi, canxi giúp xương, răng hình thành và phát triển bình thường. Khi thai nhi không được cung cấp đầy đủ canxi thì thai nhi sẽ lấy canxi từ mẹ mà canxi rất cần thiết giúp mẹ duy trì sức khỏe và dễ dàng trải qua quá trình sinh nở. Thiếu canxi còn liên quan đến chứng tiền sản giật với những diễn biến nặng như hôn mê, đột quỵ, phù phổi cấp. Cung cấp đầy đủ canxi giúp hình thành bộ khung xương thai nhi và đảm bảo tính toàn vẹn khung xương và bảo đảm sức khỏe của mẹ. Xem thêm: Phương pháp bổ sung canxi cho bà bầu hiệu quả khi mang thai và nuôi con bú Magie Magie đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sức khỏe thai kỳ Magie có vai trò quan trọng trong việc tạo xương, chuyển hóa những protein và axit béo, từ đó khi bổ sung magie đầy đủ sẽ giúp các bà bầu thoát khỏi trạng thái suy nhược, mệt mỏi hay béo phì ở thai kỳ. Sắt Bổ sung sắt đầy đủ trong thai kỳ giảm thiểu nguy cơ thiếu máu và đẻ non Trong thời kỳ mang thai, nếu không bổ sung đủ sắt thì cả mẹ và thai nhi đều có nguy cơ bị thiếu máu. Những tháng đầu thai kỳ, thiếu sắt dễ gây sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Đến những tháng sau, thiếu sắt có thể gây đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Bà mẹ thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sinh nở có thể bị băng huyết sau sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng. Thiếu sắt khi mang thai gây mệt mỏi, chóng mặt, có thể ngất xỉu. Xem thêm: Cách bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai đúng và hiệu quả Omega-3 Omega-3 được chứng minh giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non Omega-3 là dưỡng chất có tác động tích cực đến quá trình mang thai. Lượng EPA và DHA trong omega-3 đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa chuyển dạ và sinh non, giảm nguy cơ tiền sản giật và có thể làm tăng cân nặng khi sinh. Thiếu hụt omega-3 cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm của mẹ. Quý bạn đọc quan tâm mua sản phẩm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai kỳ theo link: https://doppelherz.vn/san-pham/vital-pregna/ Mẹ bầu nên dùng sản phẩm nào giúp làm giảm nguy cơ dị tật thai nhi? Để giảm nguy cơ dị tật thai nhi ở trẻ nhỏ, các chị em phụ nữ hãy chuẩn bị cho mình một nền tảng sức khỏe tốt nhất có thể, tránh xa các yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể là phương pháp hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi được phát triển bình thường. Có nhiều cách để bổ sung các dưỡng chất cho thai kỳ: qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày hay bổ sung trực tiếp các dưỡng chất từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, các dưỡng chất có thể bị giảm, mất đi hay biến đổi thành chất khác qua quá trình sơ chế hay chế biến thức ăn. Vì vậy, để đạt hiệu quả tối ưu nhất, mẹ bầu nên bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Gợi ý cho các mẹ sản phẩm Vital Pregna giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho phụ nữ tất cả các giai đoạn trước – trong – sau quá trình mang thai. Xem thêm: Dưỡng chất dành cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ để mẹ khỏe mạnh, con thông minh Vital Pregna – Dưỡng chất trao con – Vẹn tròn tình mẹ Vital Pregna đến từ thương hiệu Doppelherz – thương hiệu chiếm thị phần số 1 tại Đức, thuộc tập đoàn Queisser Pharma với lịch sử hơn 120 năm phát triển, được 98% người Đức biết đến, phân phối tại hơn 70 quốc gia trên thế giới với hơn 800 loại sản phẩm. Vital Pregna có công thức độc đáo bổ sung và cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất: acid folic, magie, sắt, omega-3,… giúp tăng cường sức khỏe của mẹ, ngăn ngừa dị tật thai nhi, giúp thai nhi hình thành và phát triển. Sản phẩm còn bổ sung Iod cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, kiểm soát một số quá trình như tăng trưởng, chuyển hóa năng lượng và phát triển não và xương của thai nhi. Hàm lượng acid folic chứa trong Vital Pregna là 400µg phù hợp với nhu cầu của phụ nữ trong toàn bộ thai kỳ. Bổ sung đầy đủ và hợp lý acid folic giúp phòng tránh các tác hại không mong muốn đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Khi acid folic được cung cấp đầy đủ trong suốt thai kỳ giúp giảm nguy cơ gây dị tật thai nhi đặc biệt là dị tật ống thần kinh, vì vậy mỗi mẹ bầu nên lưu cung cấp dưỡng chất này để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Quý bạn đọc tham khảo mua sản phẩm theo link mua hàng: https://doppelherz.vn/san-pham/vital-pregna/ Phụ nữ mang thai rất dễ gặp tự ti về ngoại hình và vấn đề rạn da hầu như không thể tránh khỏi, Vital Pregna thấu hiểu tâm lý của mẹ bầu nên trong thành phần đã kết hợp các dưỡng chất như: Vitamin C + Biotin + Kẽm + Đồng + Niacin giúp kích thích phát triển tế bào và sản sinh ra Collagen tự nhiên, phòng ngừa rạn da. Vỡ ối sớm trong thai kỳ cũng là vấn đề được rất nhiều bà bầu quan tâm và lo lắng, Vital Pregna giúp phòng ngừa tình trạng vỡ ối sớm thai kỳ nhờ hai thành phần vitamin C và đồng. Hai dưỡng chất này là những chất kết dính thiết yếu cho việc tổng hợp collagen, một thành phần chính của màng ối giúp tăng cường Collagen và giảm nguy cơ PROM (vỡ màng ối sớm trong thai kỳ). Hy vọng bài chia sẻ trên có thể mang lại các thông tin hữu ích về các dưỡng chất cần thiết giúp mẹ luôn khỏe mạnh, thai nhi được phát triển đầy đủ và giảm các nguy cơ dị tật thai nhi. Xem thêm: Acid folic – dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe thai kỳ Vital Pregna bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ khỏe mạnh Dưỡng chất dành cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ để mẹ khỏe mạnh, con thông minh