Dưỡng chất mà mẹ bổ sung trong suốt giai đoạn mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và khỏe mạnh của con. Để quá trình mang thai diễn ra thuận lợi, mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi được phát triển toàn diện, mẹ bầu hãy lưu ý những dưỡng chất không thể bỏ qua trong suốt thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các dưỡng chất cần thiết và cách bổ sung sao cho đúng và hiệu quả nhất. Dưỡng chất dành cho mẹ bầu để mẹ khỏe mạnh, con thông minh Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai Trước khi mang thai có nhất thiết phải bổ sung dưỡng chất không? Ai cũng hiểu rằng trong quá trình mang thai, các mẹ bầu cần được chăm sóc cơ thể cẩn thận để tốt cho mẹ, khỏe cho con. Vậy còn trước khi mang thai có nhất thiết phải bổ sung dưỡng chất không? Câu trả lời là có, trước khi mang thai mẹ cũng cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh. Có những dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ và cũng có dưỡng chất tạo nền tảng cho sự hình thành và phát triển của thai nhi. Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu để tốt cho cả mẹ và bé Các lưu ý khi chuẩn bị mang thai Kiểm tra sức khỏe tổng quát, ngưng các loại thuốc ảnh hưởng đến thai kỳ (theo tư vấn của bác sĩ). Nên tiêm phòng vaccine trước khi mang thai: Vaccine phòng cúm: Influvac 0,5ml (trước khi có thai 1 tháng). Vaccine 3 trong 1: Sởi – Quai bị – Rubella: MMRII (trước khi có thai 3 tháng, lưu ý không được tiêm khi biết mình có thai). Vaccine thủy đậu: Varivax (trước khi có thai 3 tháng, lưu ý không được tiêm khi biết mình có thai). Vaccine 3 trong 1: Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván: Adacel. Vaccine phòng viêm gan B: Engerix B 1ml (Mũi 1: tiêm trước khi có thai 7 tháng/ Mũi 2: cách mũi 1 một tháng/ Mũi 3: cách mũi 1 sáu tháng; lưu ý cần xét nghiệm trước khi tiêm). Vaccine phòng uốn ván: VAT (Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ/ Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng/ Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau/ Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau/ Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau/ Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm). Nói không với hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc. Theo dõi cân nặng thường xuyên: thừa cân hay thiếu cân đều khiến quá trình thụ thai diễn ra khó khăn hơn. Chỉ số BMI phản ánh tình trạng của cơ thể Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) sẽ phản ánh tình trạng của cơ thể đang thiếu cân, bình thường hay thừa cân. Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = kg/m². (Trong đó kg là cân nặng và m là chiều cao). Chỉ số BMI Chỉ số BMI trong khoảng 18,5-24,9 là khoảng BMI lý tưởng nhất. Để có thể tạo tiền đề giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn, bạn nên giữ chỉ số khối cơ thể trong mức này. Chỉ số BMI trong khoảng 25-29,9 cho thấy bạn đang thừa cân, bạn nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Chỉ số BMI >30 cho thấy bạn đang béo phì. Với chỉ số này, tình trạng cơ thể và sức khỏe của bạn đang ở mức báo động. Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là điều đầu tiên bạn nhất định phải làm. Cần tích cực luyện tập thể dục, thể thao để cơ thể khỏe mạnh, quá trình thụ thai diễn ra dễ hơn. Tập luyện thể dục thường xuyên, nên bắt đầu với bài tập đơn giản, từ dễ đến khó. Bạn có thể bắt đầu với bài tập yoga, aerobic, bơi lội hay cầu lông, nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể dành ra ít 30 phút mỗi ngày để đi bộ. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết chuẩn bị cho thai kỳ: acid folic, sắt, canxi,… Xem thêm: Những điều các mẹ bầu cần biết khi mới mang thai Chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ 3 tháng đầu – thời điểm vô cùng nhạy cảm Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi cùng các báo hiệu xảy ra hầu hết mẹ bầu: buồn nôn, nôn, chóng mặt, mệt mỏi, đau bụng lâm râm,… là do sự gia tăng hormone. Mẹ bầu nên đi khám thai và thực hiện các xét nghiệm để có thể phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở thai nhi để kịp thời xử lý. Đây là thời điểm quan trọng và nhạy cảm nhất nên chế độ dinh dưỡng cho mẹ cần đặc biệt chú ý. Lúc này, thai nhi trong bụng mới hình thành nên dinh dưỡng cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và hoàn thiện của thai nhi. Buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi trong thời kỳ mang thai khiến cho việc ăn cho hai người trở thành thử thách. Xem thêm: Phát hiện sớm dị tật thai nhi (trong 3 tháng đầu) Mẹ bầu nên đặc biệt chú ý trong 3 tháng đầu thai kỳ Cách giảm triệu chứng ốm nghén Nên cố gắng ăn đầy đủ ba bữa mỗi ngày nhưng cũng không nên ép bản thân ăn quá sức. Có thể kèm thêm 2-3 bữa ăn nhẹ để nạp năng lượng cho cả mẹ và con. Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán hay thực phẩm cay nóng vì những loại này có thể dẫn đến chứng ợ nóng, khó chịu ở dạ dày. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều gia vị nhất là đường, muối vì nếu sử dụng nhiều gia vị này có thể dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ hay tăng huyết áp. . Không nên ăn các thực phẩm nặng mùi như: mắm tôm, sầu riêng,… vì có thể gia tăng cảm giác buồn nôn, khó chịu. Sử dụng trà gừng vì gừng giúp kiểm soát và giảm các triệu chứng ốm nghén. Cách làm trà gừng rất đơn giản, chỉ cần ngâm củ gừng hoặc khô trong nước nóng. Những điều cần biết trong 3 tháng đầu thai kỳ Lượng calo bổ sung khi mang thai là một trong những cách quan trọng giúp đảm bảo em bé nhận được dưỡng chất cần thiết. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 1800 calo/ngày. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, nếu mẹ bầu đang gặp tình trạng thừa cân hay béo phì thì nên giảm mức calo so với khuyến nghị (lưu ý vẫn phải đảm bảo đáp ứng các chất dinh dưỡng qua thực phẩm cho thai nhi). Những điều cần biết trong 3 tháng đầu thai kỳ Khám thai định kỳ để xác định các chất có thể thiếu trong quá trình mang thai để bổ sung kịp thời. Sức khỏe tinh thần là quan trọng nhất, đừng viết ra những cảm giác tiêu cực hay tồi tệ trong quá trình mang thai. Hãy giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ. Không nên ăn thực phẩm tươi sống, chưa được chế biến kỹ. Đây là thời điểm nhạy cảm nên tránh các vận động mạnh, các môn thể thao dùng sức, mạo hiểm như: nhảy dây, leo núi,… thay vì đó hãy lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hay ngồi thiền để tăng cường sức khỏe. Nên uống khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày để giảm tình trạng buồn nôn, ốm nghén, giúp mẹ bầu thêm phần khỏe khoắn, tươi tắn. Tuyệt đối không nên hút thuốc, tránh xa khói thuốc, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích vì những chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Tránh mang vác các đồ nặng vì có thể dẫn đến tình trạng sa tử cung, sảy thai. Chế độ ăn khoa học, lành mạnh, bổ sung đa dạng các chất cần thiết như: acid folic, sắt, canxi cùng các loại vitamin và khoáng chất khác. Quý bạn đọc quan tâm sản phẩm bổ sung đa dạng các dưỡng chất cho bà bầu tại link: https://doppelherz.vn/san-pham/vital-pregna/ Chế độ dinh dưỡng dành cho 3 tháng giữa và cuối thai kỳ 3 tháng giữa thai kỳ Các mẹ nên bổ sung thêm 300-350 calo mỗi ngày. Đây là giai đoạn mẹ bầu cần bổ sung nhiều các dưỡng chất nhất. Các chuyên gia khuyến cáo 4 nhóm chất cần thiết dành cho sức khỏe của mẹ và thai nhi: Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng 1. Nhóm chất đạm (protein) Giúp hình thành, xây dựng và duy trì hệ thống cơ bắp, máu, da, xương,… Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thực phẩm giàu đạm gồm: các loại thịt, cá, trứng, các loại đậu, đỗ,… 2. Nhóm chất bột đường (carbohydrate) Là nguồn cung cấp nhiên liệu và năng lượng cho hệ thần kinh trung ương và các cơ quan. Là thành phần cấu tạo nên mô, tế bào và điều hòa hoạt động của cơ thể. Thực phẩm giàu chất bột đường gồm: gạo, mì, ngô, khoai sắn,… 3. Nhóm chất béo (lipid) Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào và toàn bộ hoạt động sống của cơ thể. Giúp các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể. Thực phẩm giàu chất béo: dầu vừng, dầu lạc, dầu hướng dương, hạnh nhân, hạt óc chó,… 4. Nhóm vitamin và khoáng chất Nhóm chất này không trực tiếp sinh năng lượng nhưng tham gia vào mọi quá trình của hoạt động sống. Cơ thể chỉ cần lượng nhỏ các chất này nhưng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Hầu hết các thực phẩm đều giàu vitamin và khoáng chất nhưng trong quá trình chế biến các nhóm chất này có thể bị hao hụt hay biến đổi thành chất khác. Xem thêm: Thực đơn hàng ngày cho bà bầu không tăng cân tốt cho cả mẹ và em bé 3 tháng cuối thai kỳ thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi cần nhiều dưỡng chất để phát triển Giai đoạn này rất cần các dưỡng chất để phát triển cơ bắp, mô và dần hoàn thiện các tổ chức của cơ thể. Lượng calo mẹ bầu cần bổ sung thêm khoảng 450-500 calo mỗi ngày. Nếu mẹ bầu sinh đôi, sinh ba thì cần bổ sung khoảng 300 calo mỗi ngày cho mỗi bé. Giai đoạn này là giai đoạn thử thách cả về thể chất, tinh thần của cả mẹ và bé. Mẹ bầu vẫn tiếp tục bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất. Cùng với đó là kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng rèn luyện cơ sàn chậu để giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Tư thế khi nằm ngủ cũng là điều mà các mẹ nên đặc biệt chú ý. Nằm ngửa khi ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ làm tăng gấp đôi nguy cơ thai chết lưu. Lời khuyên dành cho mẹ bầu là nên cố gắng ngủ nghiêng để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Xem thêm: Những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tháng, 2 ngày, 1 ngày chính xác Vai trò của nước đối với cơ thể và quá trình mang thai Vai trò của nước đối với cơ thể Uống đầy đủ nước đóng vai trò quan trọng giúp các hệ thống trong cơ thể hoạt động tốt và loại bỏ các chất thải. Nước giúp hấp thu các chất dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể đặc biệt là hòa tan các chất tan trong nước, tăng tốc độ hấp thu glucose từ đó tăng cường năng lượng cho cơ thể. Người trưởng thành trung bình mất khoảng 2 lít nước mỗi ngày, thậm chí là nhiều hơn khi thời tiết nắng nóng, hoạt động với cường độ cao, tập thể dục hay khi mang thai. Vì vậy, bổ sung nước thường xuyên là điều không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Khi cơ thể thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng táo táo bón, đau đầu, mệt mỏi, lo lắng hay da bị xỉn màu. Nước có vai trò như thế nào đối với thai kỳ? Nước đóng vai trò quan trọng với sức khỏe thai kỳ Đối với nhiều phụ nữ mang thai, bổ sung đầy đủ nước giúp giảm các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, ợ chua hay khó tiêu. Uống nhiều nước giúp làm giảm loãng nước tiểu, giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu – bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Để đảm bảo trong suốt quá trình mang thai mẹ có đủ nước ối cho thai nhi phát triển, mẹ cần bổ sung khoảng hơn 2 lít nước mỗi ngày bao gồm cả nước khoáng và nước trong các thực phẩm hàng ngày. Các dấu hiệu khi cơ thể thiếu nước hay mất nước: Khi thiếu nước hay mắt nước cơ thể sẽ có cảm giác đói hoặc khát hoặc cả hai. Thay đổi màu sắc nước tiểu. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt. Khi nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu nước và cần bổ sung ngay nước cho cơ thể. Mệt mỏi, chóng mặt hay nhức đầu: mang thai là việc khó khăn, cao cả nên không có gì ngạc nhiên nếu cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt. Tuy nhiên, nếu thiếu nước khiến cơ thể gia tăng sự mệt mỏi, thiếu năng lượng. Làn da bị khô, xỉn màu, trông thiếu sức sống. Vital Pregna cung cấp dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ Bất kỳ mẹ bầu nào cũng muốn trải qua một thai kỳ thuận lợi và dễ dàng để khi mang thai là thời gian để tận hưởng thiên chức của người mẹ, được cảm giác một sinh linh đang hiện hữu, đồng hành với mình. Vital Pregna là sản phẩm cung cấp các dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ, giúp mẹ có một thai kỳ được trọn vẹn nhất. Vital Pregna đến từ thương hiệu Doppelherz – thương hiệu chiếm thị phần số 1 tại Đức, thuộc tập đoàn Queisser Pharma với lịch sử hơn 120 năm phát triển, được 98% người Đức biết đến, phân phối tại hơn 70 quốc gia trên thế giới với hơn 800 loại sản phẩm. Tất cả các nguyên liệu được sử dụng để bào chế thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna Doppelherz đều được kiểm định chặt chẽ theo tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu đạt chuẩn theo quy định GMP. Sản phẩm không chứa chất bảo quản hay bất kỳ thành phần nào gây hại cho sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, Vital Pregna luôn đảm bảo tính an toàn tuyệt đối khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Vital Pregna là sản phẩm bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường sức khỏe và thể chất cho bà bầu trong quá trình chuẩn bị mang thai, đang mang thai và thời kỳ cho con bú, giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi. Hàm lượng acid folic chứa trong Vital Pregna là 400µg phù hợp với nhu cầu của phụ nữ trong toàn bộ thai kỳ. Bổ sung đầy đủ và hợp lý acid folic giúp phòng tránh các tác hại không mong muốn đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Khi acid folic được cung cấp đầy đủ trong suốt thai kỳ giúp giảm nguy cơ gây dị tật thai nhi đặc biệt là dị tật ống thần kinh, vì vậy mỗi mẹ bầu nên lưu cung cấp dưỡng chất này để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Phụ nữ mang thai rất dễ gặp tự ti về ngoại hình và vấn đề rạn da hầu như không thể tránh khỏi, Vital Pregna thấu hiểu tâm lý của mẹ bầu nên trong thành phần đã kết hợp các dưỡng chất như: Vitamin C + Biotin + Kẽm + Đồng + Niacin giúp kích thích phát triển tế bào và sản sinh ra Collagen tự nhiên, phòng ngừa rạn da. Vỡ ối sớm trong thai kỳ cũng là vấn đề được rất nhiều bà bầu quan tâm và lo lắng, Vital Pregna giúp phòng ngừa tình trạng vỡ ối sớm thai kỳ nhờ hai thành phần vitamin C và đồng. Hai dưỡng chất này là những chất kết dính thiết yếu cho việc tổng hợp collagen, một thành phần chính của màng ối giúp tăng cường Collagen và giảm nguy cơ PROM (vỡ màng ối sớm trong thai kỳ). Vital Pregna có công thức độc đáo bổ sung và cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu nhằm đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ. Công thức cải tiến áp dụng từ ngày 1/6/2016 đã không còn Calci: hãng đã loại ra thành phần Calci để tránh tình trạng cạnh tranh hấp thu giữa các khoáng chất, cũng như để có thêm điều kiện tăng cường thêm hàm lượng cho các thành phần vi chất khác. Vital Pregna được khuyến nghị dùng trong cả 3 giai đoạn: chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú. Vital Pregna có cách sử dụng thuận tiện với liều dùng ngày 01 viên, uống 01 lần duy nhất. Quý bạn đọc tham khảo mua sản phẩm theo link mua hàng: https://doppelherz.vn/san-pham/vital-pregna/ Hy vọng bài chia sẻ trên có thể mang lại các thông tin hữu ích về các dưỡng chất cần thiết giúp mẹ luôn khỏe mạnh, thai nhi được phát triển đầy đủ và toàn diện nhất. Xem thêm: Vital Pregna bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ khỏe mạnh Acid folic – dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe thai kỳ Mẹ bầu nên bổ sung dưỡng chất nào để giảm nguy cơ dị tật bào thai