I. BIỂU HIỆN CỦA VIỆC KHÔNG NGHE TIẾNG ANH ĐƯỢC Nhớ về khoảnh khắc mình ngồi nghe đi thì chắc chắn là bạn sẽ có một trong các biểu hiện dưới đây phải không? Nghe nhưng mọi thứ trôi qua như một cơn gió và không đọng lại được gì Nghe đi nghe lại nhiều lần thấy đau đầu và chán nản vì không hiểu được Nghe cả 1 đoạn hội thoại nhưng chỉ bập bẹ nghe được 1 đến 2 từ còn lại là rớt mất hết thông tin. Nếu bạn có những biểu hiện như trên thì…chia buồn vì bạn đã mắc bệnh “điếc tiếng Anh”. Bạn đang hoang mang không biết tại sao mình lại không nghe được phải không, bạn muốn biết nguyên nhân gây ra bệnh phải không? Hãy đọc tiếp để được giải đáp nhé! [QUOTE]15 phút tiếng anh mỗi ngày mang hiệu quả bất ngờ [/QUOTE] II. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC KHÔNG NGHE ĐƯỢC: 2.1: Do phát âm sai: Nguyên nhân chính và cơ bản nhất dẫn đến việc khó nghe tiếng Anh là do chúng ta phát âm sai. Thứ “tiếng Anh” mà chúng ta đã học được thực chất không đúng. Rất nhiều người Việt Nam phát âm không chuẩn từ vựng tiếng Anh nhưng tự cho đó là đúng và đi theo lối mòn này tạo thành thói quen. Vì thế khi nghe người bản ngữ nói tiếng Anh chuẩn, họ bối rối và lúng túng dù chỉ là một từ ngữ đơn giản. Cụ thể, người Việt thường mắc các lỗi sai như: Thiếu âm cuối (ending sounds): khác với tiếng Việt, các từ tiếng Anh thường có các phụ âm đuôi như /t/, /d/, /p/, /tʃ/. Ví dụ, với các từ được thêm hậu tố /s/, /es/ hay /ed/, nếu bạn không nói đúng, người khác sẽ hiểu nhầm ngay nghĩa của từ (số ít, số nhiều) hay thời điểm của hành động (hiện tại, quá khứ) Không có ngữ điệu: Ngôn ngữ còn để thể hiện cảm xúc. Vì vậy, nếu bạn nghe cùng một câu nói nhưng với hai ngữ điệu hoàn toàn khác nhau, nó cũng mang 2 ý nghĩa khác nhau. Ví dụ với câu ”It’s my own fault” với ngữ điệu trầm và hạ giọng ở cuối câu thể hiện thái độ hối hận, nhưng nếu lên giọng, cao giọng lại thể hiện sự tức giận, ấm ức. Thiếu trọng âm: Trọng âm trong tiếng Anh cũng vô cùng quan trọng. Ví dụ từ ”desert” khi phát âm với trọng âm thứ 1 là danh từ, nhưng với trọng âm thứ 2 lại trở thành động từ, và nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau. Do đó nếu chúng ta không quan tâm tới trọng âm, chúng ta cũng không thể hiểu nghĩa từ đó là gì. Phát âm sai âm câm, không nối âm: Đây cũng là một lỗi thường gặp của người Việt vì không biết các âm câm nên phát âm sai hoàn toàn khiến người nghe bối rối. Tương tự hiện tượng không nối âm cũng ngăn cản chúng ta nghe được phát âm chuẩn. 2.2: Không nghe được tiếng Anh do vốn từ vựng nghèo nàn Bạn cho rằng từ vựng không liên quan gì tới nghe nói? Vậy thì bạn đã nhầm. Vốn từ vựng nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến khả năng nghe tiếng Anh của bạn. Bạn có thể hiểu câu nói đó vì bạn biết các từ ngữ trong câu, nên chỉ cần 1 từ mới cũng đủ làm bạn bối rối. Nhưng thực tế, đôi khi chúng ta có thể không cần biết hết tất cả các từ vựng mà vẫn nghe hiểu được đối phương qua phương pháp đoán từ (key words) và ngôn ngữ hình thể (body language). Tuy nhiên đó chỉ là các công cụ hỗ trợ, còn việc trau dồi cho mình một lượng từ vựng vừa đủ vẫn vô cùng cần thiết nếu muốn nghe hiểu được tiếng Anh. 2.3: Không nghe được tiếng Anh do không rèn luyện thói quen nghe thường xuyên Thông thường những người học không tốt tiếng Anh sẽ rất ngại nhắc đến ngôn ngữ này. Chính vì thế chúng ta ít khi dành thời gian để nghe các video, audio tapes hay các bản tin bằng tiếng Anh. Không có thói quen nghe tiếng Anh thường xuyên sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn hơn nhiều trong việc nghe nói. Bạn không thể phản ứng kịp với những âm thanh mình đang nghe, và não bộ của bạn cũng không thể xác định thứ ngôn ngữ này ngay lập tức nếu chưa từng được làm quen với tiếng Anh trước đây. 2.4: Không nghe được do chọn file nghe không đúng trình độ của bản thân Nhiều người than phiền rằng người bản ngữ nói rất nhanh khiến họ không thể nghe được. Và họ luôn phải yêu cầu nói chậm lại một chút. Tuy nhiên trong các lớp học, buổi hội thảo hay cuộc họp, chúng ta không thể yêu cầu giáo viên hay cử tọa nói chậm lại chỉ vì chúng ta không nghe được họ nói gì. Và điều đó đặt ra vấn đề, bạn không thể luôn yêu cầu người bản ngữ nói chậm hơn, mà chính bạn phải tập cách nghe bắt kịp tốc độ của họ. Làm thế nào để thực hiện được điều này? Bạn cần có một quá trình luyện tập nghe nói dần dần, khi đã quen với những câu từ đơn giản, bạn có thể ngay lập tức hiểu được ý người bản ngữ mà không phải lo lắng về tốc độ của họ nữa. Bạn không thể vượt cấp khi mà ở trình độ cơ bản lại muốn nghe được từ các show nước ngoài, cần phải bình tĩnh nghe từ chậm đến nhanh, phù hợp với trình độ của bản thân. 2.5: Không nghe được do nghe một cách thụ động Sở dĩ có nguyên nhân này xảy ra bởi chúng ta là người Việt Nam, một quốc gia không sử dụng tiếng Anh. Nếu như đối với tiếng Việt, bạn lơ đãng một chút cũng không vấn đề gì, khi quay trở lại bạn vẫn hiểu những gì mình đang nghe, bởi đó là ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Nhưng đối với việc nghe tiếng Anh, tâm trí bạn luôn phải dành một sự tập trung tối đa. Chỉ cần một giây lơ là, bạn sẽ ngay lập tức rơi vào vòng xoáy u mê vì không xác định được người bản ngữ đang nói đến đâu, và kết quả nghe của bạn sẽ tuột dốc không phanh từ đó. Đừng biện minh cho mình rằng em hay nghe tiếng Anh mà làm gì em cũng bật nhạc tiếng Anh để nghe, đi giặt, tắm hay ăn em đều bật nhạc nước ngoài để nghe mà vẫn thấy trình độ không lên. Như bạn đã biết não chỉ tập trung để làm được một việc nếu bạn giặt thì những thứ bạn nghe bên ngoài chỉ là bị động sẽ không được não ghi nhớ mà nó chỉ thoáng qua thôi. Cùng đón chờ phương pháp luyện nghe hiệu quả trong bài viết sau nhé!