Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ TRONG MÙA DỊCH

Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diẽn ra rất phức tạp. Ngoài việc thực hiện các chỉ thị giãn cách và thực hiện 5K, tất cả mọi người cần phải giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ vì trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức chú ý tăng đề kháng cho trẻ trong mùa dịch. Dưới đây

Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diẽn ra rất phức tạp. Ngoài việc thực hiện các chỉ thị giãn cách và thực hiện 5K, tất cả mọi người cần phải giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ vì trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức chú ý tăng đề kháng cho trẻ trong mùa dịch. Dưới đây có một số biện pháp gợi ý, bố mẹ có thể áp dụng: 1. Tích cực tập luyện thể dục thể thao giúp tăng sức đề kháng cho trẻ Trong mùa dịch, trẻ không được đến trường, cha mẹ nên dành thời gian để tổ chức các trò chơi, hay những môn thể thao phù hợp với lứa tuổi của trẻ để tăng cường sức khỏe và sự năng động cho bé. Vận động thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ và bé có thể lựa chọn những bài tập yoga đơn giản tăng cường sức khỏe cho trẻ như: nhảy dây, múa, chạy vòng tròn… Khuyến khích trẻ tham gia các công việc nhà giúp mẹ như lau dọn bàn ghế, sắp xếp đồ đạc, quét dọn, lau nhà… cũng là gợi ý tuyệt vời để trẻ được hoạt động thể lực trong điều kiện không gian của gia đình. 2. Trẻ khỏe mạnh hơn nhờ thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc Giấc ngủ đủ và sâu có tầm quan trọng trong việc cải thiện sức đề kháng của trẻ. Một giấc ngủ ngon giúp cơ thể sản sinh ra chất meletonin, có tác dụng ức chế hàm lượng estrogen, tăng cường hệ miễn dịch. Nên đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc (10-14 giờ/ngày), đi ngủ trước 10 giờ tối. Nếu trẻ khó ngủ mẹ nên chú ý không nên để trẻ xem hoặc chơi các thiết bị điện tử trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ, vì ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, ti vi và máy tính có thể làm gián đoạn nhịp sinh học, gây chứng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc ở trẻ. Không gian phòng bé ngủ thoáng mát, yên tĩnh, nhiệt độ phù hợp, trang phục đi ngủ thoải mái cũng là các yếu tố giúp bé có một giấc ngủ ngon. 2. Cân bằng chế độ dinh dưỡng giúp tăng đề kháng cho trẻ trong mùa dịch Một chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất sẽ giúp cơ thể bé tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng và đẩy lùi được bệnh tật. Để chăm sóc và đảm bảo sức khỏe của trẻ trong mùa dịch, mẹ cần cho trẻ ăn uống lành mạnh, đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất, uống đủ lượng nước trong ngày. Mẹ đặc biệt lưu ý bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất giúp tăng đề kháng cho trẻ không ốm trong mùa dịch như: Vitamin C Loại vitamin này giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, là chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể. Thiếu hụt vitamin C khiến cơ thể trẻ dễ dàng mắc bệnh hơn, dễ bị nhiễm trùng đặc biệt là ở đường hô hấp. Vậy nên, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ hàng ngày qua các loại trái cây, rau xanh như: Bưởi, chanh, cam, ổi, súp lơ xanh, ớt chuông, rau ngót, rau cải,… Kẽm Đây là khoáng chất quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ. Thiếu kẽm trẻ dễ bị nhiễm trùng, biếng ăn, chậm phát triển chiều cao. Thực phẩm giàu kẽm nên cung cấp qua các món ăn của trẻ như: thịt bò, tôm, cua, cá, các loại rau mầm, ngũ cốc… Vitamin A Hỗ trợ quá trình tăng trưởng ở trẻ, tham gia vào chức năng thị giác của mắt, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A như các loại củ quả có màu vàng đỏ (bí đỏ, cam, cà rốt…), sữa , phô mai, rau xanh… Vitamin D Đây là vitamin tan trong chất béo, có chức năng quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Cơ thể hấp thu khoảng 80% lượng vitamin D nhờ sự tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B), 20% lượng vitamin D còn lại được tổng qua qua chế độ ăn uống. Do đó, để nâng cao sức khỏe cho trẻ trong mùa dịch, mẹ nên khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời như ở sân vườn, ban công, sân thượng, nơi cửa sổ có ánh nắng… tùy theo điều kiện gia đình để bé được hít thở không khí trong lành và là cách bổ sung vitamin D cho trẻ tự nhiên từ ánh nắng mặt trời. Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản… cho bữa ăn hàng ngày. Mẹ lưu ý chọn lựa và bảo quản thực phẩm tươi ngon để giữ được lượng dinh dưỡng cho các món ăn. Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cho bé qua thực phẩm, đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm cho trẻ sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng và nâng cao sức khỏe cho bé. Mẹ nên kết hợp bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe cho con. Điều này sẽ tạo tiền đề giúp bé hấp thu tốt và hệ miễn dịch được tăng cường đáng kể. Với các sản phẩm dùng cho bé, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thương hiệu uy tín. Đặc biệt, các thành phần trong sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng mẹ không nên bỏ qua. Mẹ cần tìm hiểu kĩ thành phần trước khi bổ sung cho bé. Ngoài ra, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ các thảo dược lành tính như hồng sâm, khúng khiếng, thảo quả,… và kết hợp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, vitamin C, vitamin D,…. giúp đảm bảo tăng cường đề kháng tối ưu và nâng cao sức khỏe nhanh chóng cho bé. 3. Tăng đề kháng cho trẻ bằng cách giữ vệ sinh môi trường và cơ thể sạch sẽ Hãy giữ môi trường sống của gia đình sạch sẽ và thông thoáng. Thường xuyên quét dọn, mở cửa sổ vào ban ngày là cách giúp loại trừ mầm bệnh ra khỏi môi trường sống của trẻ. Những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển, đồ chơi của bé… cần được tiệt trùng và lau chùi bằng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào. Ngoài ra, việc tạo thói quen giữ vệ sinh các nhân cho trẻ cũng là cách tăng đề kháng cho trẻ trong mùa dịch. Nhắc nhở và đồng hành cùng bé rửa tay sau khi ra ngoài chơi hoặc đi từ ngoài về, trước và sau khi ăn. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối để phòng chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm và làm sạch cổ họng.