Thể trạng của từng phụ nữ đều khác nhau, có người rất dễ dàng phát hiện được mình đã có thai, có người lại phát hiện khi mình đã có những dấu hiệu rõ rệt của thai kỳ. Thế nhưng, phôi thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ vẫn còn non yếu, do đó nếu bạn có thể kịp thời phát hiện những tín hiệu cho biết mình đã mang thai, thì bạn sẽ có tâm lý chuẩn bị tốt hơn để chào đón con yêu chào đời, tăng cơ hội cho thai nhi phát triển vững vàng khỏe mạnh. 4 phương hướng giúp bạn xác định khả năng đang mang thai 1. Kinh nguyệt đến trễ hoặc không đều Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, khi chu kỳ tiếp theo đến trễ thì bạn nên đề cao cảnh giác về khả năng bạn đang mang thai là rất cao. Nhưng nếu chu kỳ của bạn vốn không đều, việc xác định dựa theo cách tính chu kỳ sẽ trở nên khó khăn, nhưng nếu trễ quá lâu hoặc bạn cảm thấy nghi ngờ, thì bạn nên đi khám ngay nhé! 2. Que thử thai Thỉnh thoảng bạn dùng que thử thai lại không thấy “2 vạch”. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn không mang thai, có thể do chỉ số Beta HCG trong máu bạn vẫn chưa cao, nên sẽ không thể hiển thị chính xác. Thông thường, ở thời điểm dùng que thử thai sau khoảng 1 tuần mang thai, độ chuẩn xác sẽ đạt đến 95%. 3. Siêu âm Thông qua thiết bị kiểm tra tinh vi, thường sẽ giúp bạn soi ra hình thù của phôi thai. Tuy nhiên khi phôi thai còn quá nhỏ, máy siêu âm có thể sẽ không soi ra được gì. 4. Xét nghiệm máu Rút máu để xét nghiệm chỉ số Beta HCG trong máu là sự lựa chọn chuẩn xác nhất để xác định tình trạng mang thai. Khi bạn nghi ngờ về khả năng đang mang thai, có thể đi xét nghiệm máu ngay để có sự chuẩn bị kịp thời. 7 dấu hiệu xuất hiện thời kỳ đầu khi mang thai 1. Mệt mỏi và thèm ngủ Khi mới mang thai, do có những biến đổi lớn xảy ra trong cơ thể, tốc độ trao đổi chất cũng thay đổi theo. Lúc này cơ thể của người mẹ vẫn còn đang từ từ thích nghi và điều chỉnh, nên sẽ có những biểu hiện như tinh thần không được tốt, cảm thấy mệt mỏi uể oải, và đặc biệt dễ buồn ngủ, cứ như ngủ nhiều như thế nào cũng vẫn không đủ. 2. Buồn nôn, dễ ói Trạng thái này thường được gọi là ốm nghén, là biểu hiện thường thấy khi mới mang thai. Tuy nhiên, cũng có một số chị em khi mang thai lại rất may mắn là không hề có những cảm giác buồn nôn hay kém ăn. 3. Ngực bị căng cứng Sau khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ gia tăng, tuyến vú phát triển mạnh mẽ khiến bầu ngực căng tức gây khó chịu cho mẹ, tình trạng này cũng có thể kéo dài cho đến lúc sau khi sinh. 4. Dễ cảm thấy đói Có nhiều mẹ sẽ rơi vào trạng thái đói mọi lúc mọi nơi, như thể mẹ ăn bao nhiêu cũng không thấy no. Thực ra trạng thái này vô cùng phổ biến trong giai đoạn đầu khi mang thai. Nguyên nhân có thể do quá trình trao đổi chất đang biến đổi hoặc các chất dinh dưỡng mẹ nạp vào đồng thời phải cung cấp cả cho mẹ và con cùng hấp thụ. 5. Da có những biến đổi Mang thai khiến cho hormone của mẹ bị thay đổi, đồng thời mẹ sẽ cảm thấy những biến đổi xuất hiện trên da, như da bị da sạm màu, da bị thô ráp, … Tuy nhiên mức độ và thời gian xảy ra tùy cơ địa của từng mẹ. 6. Thân nhiệt cơ thể hơi cao Một khi bạn đã mang thai, nội tiết tố LH (Luteinizing hormone) là hormone do thùy trước của tuyến yên sẽ tiết ra liên tục, do đó suốt trong quá trình mang thai thân nhiệt của mẹ sẽ hơi cao so với bình thường. 7. Dịch tiết từ đường sinh dục trở nên nhiều hơn Bình thường, phụ nữ sẽ có một lượng dịch nhầy tiết ra từ âm đạo. Nhưng từ khi mang thai, hormone cơ thể của mẹ thay đổi gây nên ảnh hưởng khiến cho âm đạo tiết ra chất nhầy nhiều hơn. Chỉ cần chất nhầy không có mùi và màu bất thường thì sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng nhé! Các triệu trứng khiến bạn lầm tưởng mình đã mang thai 1.Viêm dạ dày Nếu bạn có cảm giác buồn nôn thường xuyên như ốm nghén, nhưng kèm theo là triệu chứng đau dạ dày, thực ra đây chỉ là tình trạng viêm dạ dày hoặc đường ruột có vấn đề. Để chắc chắn, bạn nên đi khám ngay khi có các biểu hiện này. 2. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) Triệu chứng thường xảy ra vào khoảng nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ (sau khi rụng trứng). Triệu chứng này rất giống với biểu hiện thai nghén, ví dụ như: buồn nôn, bụng trương phình. Để nắm chắc được tình trạng cơ thể thì việc đi khám vẫn là tốt nhất, đồng thời bạn cũng không nên quá lo lắng hoặc kỳ vọng nhiều vào việc mang thai nhé! Giải pháp xoa dịu cảm giác khó chịu thời kỳ đầu khi mang thai 1. Thể lực kém Biểu hiện: Bạn sẽ dễ mệt mỏi, uể oải, thèm ngủ. Ngoài ra, có khi xuất hiện trạng thái huyết đường thấp, dễ cảm thấy đói và không có sức. Giải pháp: Bạn nên cân bằng chế độ ăn uống, ăn nhiều lần với mỗi lần số lượng ít, giữa các bữa chính bạn nên ăn nhẹ. Bạn cần nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mệt. Mỗi ngày phải ngủ đủ và say giấc. 2. Nôn ọe, sình phụng, táo bón Biểu hiện: Sau khi mang thai tuần thứ 12, lúc này cơ thể sẽ xảy ra những hiện tượng nôn ọe, sình bụng, táo bón, thậm chí là ợ chua. Giải pháp: Nếu bạn thường hay nôn ọe, bạn nên bổ sung thêm 1 viên vitamin B6 mỗi ngày. Nếu biểu hiện trên ngày càng nghiêm trọng, bạn nên nhờ bác sĩ kê thuốc dạ dày, để giảm thiểu việc táo bón và ợ chua. Đối với phụ nữ chúng mình, thật không gì cảm động bằng khoảnh khắc biết được mình có thai! Tuy nhiên các bạn nên cẩn thận kiểm tra kỹ để tránh “bé cái lầm” nha! Cảm giác khi mới mang thai tuy rất kỳ diệu nhưng cũng có khi đem lại những khó chịu cho bạn, hy vọng với những gợi ý nêu trên bạn có thể mang thai một cách thoải mái và vui vẻ hơn nhé!