Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

BHA Là Gì? Tác Dụng Và Sử Dụng BHA Đúng Cách

 Trong vài năm trở lại đây, BHA chiếm trọn sự ưu ái đặc biệt từ các tín đồ skincare và được đánh giá là sản phẩm chăm sóc da mang tính “cách mạng”, bởi những công dụng thần kỳ mà chất active này mang lại cho làn da chỉ sau vài tuần. Bài viết sau từ Hướng Nghiệp Á Âu sẽ cùng bạn lý giải BHA là gì và

  Trong vài năm trở lại đây, BHA chiếm trọn sự ưu ái đặc biệt từ các tín đồ skincare và được đánh giá là sản phẩm chăm sóc da mang tính “cách mạng”, bởi những công dụng thần kỳ mà chất active này mang lại cho làn da chỉ sau vài tuần. Bài viết sau từ Hướng Nghiệp Á Âu sẽ cùng bạn lý giải BHA là gì và giải đáp những thắc mắc xoay quanh tác dụng và cách sử dụng BHA hiệu quả. Nhắc đến tẩy da chết hóa học, bên cạnh AHA, người ta có thể nghĩ ngay đến BHA. Xuất hiện thường xuyên trong các dòng mỹ phẩm đặc trị và tẩy tế bào chết, BHA là loại acid có khả năng vượt qua hàng rào lipid (dầu) trên da, thấm sâu vào lỗ chân lông, giúp làm sạch sâu, loại bỏ đáng kể mụn ẩn, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới, cải thiện cấu trúc da và từ đó nâng cấp tổng thể sức khỏe của làn da. Không chỉ vậy, BHA còn chứng minh được khả năng thu nhỏ lỗ chân lông, làm mờ thâm và kiểm soát hiệu quả lượng dầu thừa trên da. Sử dụng BHA đúng cách, chất active này sẽ đem đến những chuyển biến rõ rệt và nhanh chóng đến không ngờ trên làn da của bạn. BHA là gì? BHA (viết tắt của Beta Hydroxy Acid) là acid tan trong dầu. BHA phổ biến nhất trong chăm sóc da là salicylic acid, thường được chiết xuất từ vỏ cây liễu và dầu trong cây lộc đề xanh. Cơ chế hoạt động của BHA là khi xâm nhập vào da, phần acid của phân tử sẽ hòa tan chất “keo” gắn kết các tế bào, nới lỏng tế bào, hòa tan dầu thừa, xử lý tình trạng bít tắt lỗ chân lông và giảm thiểu sợi bã nhờn. Vì thế, BHA cực kỳ phù hợp với da dầu, lỗ chân lông to và bề mặt kém mịn màng. Mọi hoạt chất chỉ có thể hoạt động tốt nhất ở độ pH thích hợp. Khi apply lên da, nếu độ pH quá cao (>4) thì BHA sẽ không phát huy tối đa tác dụng, dẫn đến không hỗ trợ tuyệt đối cho quá trình chăm sóc da của bạn. Tác dụng của BHA Làm sạch sâu, thu nhỏ lỗ chân lông Đây là một trong những công dụng dễ nhận thấy nhất của phương pháp tẩy tế bào chết BHA. Với khả năng len lỏi sâu vào bên trong lỗ chân lông, BHA sẽ đánh tan bã nhờn, rửa trôi bụi bẩn và dầu thừa tích tụ, đem đến cảm giác sạch sâu cho làn da mà không cần tạo tác động vật lý trực tiếp lên da, gây nguy cơ chà xát, làm tổn thương như phương pháp tẩy da chết truyền thống. Tình trạng lỗ chân lông to là do tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mạnh khiến lượng dầu bị dư thừa, kết hợp với tế bào chết và bụi bẩn bên trong lỗ chân lông sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn, khiến lỗ chân lông giãn nở. Tuy nhiên, với khả năng làm sạch sâu, BHA sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, bụi bẩn tống thoát hoàn toàn ra ngoài, giúp hạn chế sự giãn nở của lỗ chân lông. Đánh bay mụn, làm mờ vết thâm Về cơ bản, salicyclic acid là thành phần hoạt tính của aspirin nên sẽ có một phần tác dụng kháng viêm của aspirin, tức BHA có khả năng giảm sưng viêm, cải thiện tình trạng đốm đỏ, diệt vi khuẩn gây mụn, hạn chế cơ hội để mụn trứng cá, mụn đầu đen… sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, việc tẩy da chết hóa học BHA thường xuyên còn hỗ trợ giải quyết hậu quả do mụn để lại như thâm mụn do tích cực đào thải da chết và sản sinh da mới. Cải thiện cấu trúc da, chống lão hóa da Nếu muốn làn da sáng khỏe hơn, hạn chế dấu hiệu lão hóa thì bạn nên bổ sung BHA vào skincare routine của mình. Các sản phẩm chứa BHA có khả năng loại bỏ nhẹ nhàng lớp tế bào già cỗi mà không gây bào mòn da, giúp cải thiện cấu trúc da, giảm nếp nhăn và đem lại sự mềm mại, trẻ trung hơn làn da. Tại sao nên sử dụng BHA? An toàn với da Với nồng độ phù hợp và biết cách xác định loại da thích hợp để sử dụng, BHA sẽ là phương pháp chăm sóc da an toàn, không hề có tác động vật lý gây tổn thương bề mặt da. Hiệu quả cao Hiếm có hoạt chất nào đem lại hiệu quả nhanh thấy và rõ rệt như BHA. BHA hoàn thành xuất sắc vai trò đi vào tận sâu lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn và dầu thừa bám trụ trên da, giúp ngăn chặn nguy cơ hình thành nhân mụn và những tác động xấu khác lên da. Dễ sử dụng Cách sử dụng BHA rất đơn giản. Chỉ cần làm sạch da, cân bằng da, sau đó thoa trực tiếp BHA lên da. Cách sử dụng BHA đúng cách và liều dùng Dù được đánh giá là an toàn cho da nhưng bạn không nên apply BHA có nồng độ cao ngay từ lần sử dụng đầu tiên. Khi mới bắt đầu, để da có thể làm quen, bạn chỉ nên dùng các sản phẩm BHA tầm 2 – 3 lần/tuần ở nồng độ thấp. Khi da đã thích nghi tầm sau 2 – 3 tuần, bạn có thể dùng BHA hằng ngày. Cách sử dụng BHA như sau: Buổi sáng: Sữa rửa mặt => Toner => BHA => Kem dưỡng ẩm ngày => Kem chống nắng Buổi tối: Tẩy trang => Sữa rửa mặt => Toner => BHA => Kem dưỡng ban đêm Tùy vào tình trạng da, điều kiện kinh tế mà bạn có thể bỏ bớt bước toner hoặc kem dưỡng ban đêm (nếu da bạn không bị khô), cũng như không cần thiết dùng BHA cả sáng và tối (do không phải làn da nào cũng chịu được 2 lần apply BHA/ngày). Ngoài ra, bạn bắt buộc phải vệ sinh da trước khi dùng BHA và chống nắng kỹ nếu thoa BHA vào ban ngày. Ở mỗi bước, bạn nên chờ sản phẩm thấm hết khoảng 10 – 15 phút rồi mới dùng tiếp các sản phẩm khác để tác dụng của BHA được phát huy tối đa. Hướng dẫn chọn BHA phù hợp cho làn da Muốn dùng BHA đúng cách, đem lại hiệu quả tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho da, bạn cần quan tâm đến nồng độ BHA khi sử dụng. Cụ thể như sau: BHA 1%: Phù hợp với da nhạy cảm và những bạn mới sử dụng BHA lần đầu. BHA 2%: Đây là nồng độ lý tưởng để khắc phục các vấn đề về da và ít gây kích ứng. BHA 2% có thể sử dụng hằng ngày nếu da đã quen, còn với da yếu hơn thì nên dùng tầm 2 lần/tuần. BHA 4%: Dành cho làn da hợp với BHA. Với nồng độ này, bạn sẽ đẩy nhanh quá trình điều trị và tránh dùng hằng ngày vì dễ gây bỏng rát da. BHA 10%: BHA nồng độ này thường chỉ được bán và sử dụng theo toa của bác sĩ da liễu, dùng để điều trị mụn cóc và da chai sần lâu năm. BHA 30%: Chỉ dùng ở các bệnh viện da liễu chuyên phục hồi da bị hư tổn nặng.   Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm có chứa BHA Luôn nghiêm túc sử dụng kem chống nắng khi sử dụng BHA. Bởi BHA là acid, có khả năng khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng. Việc thoa kem chống nắng không chỉ bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV mà còn giúp hạn chế vết thâm sau mụn. Luôn phải test trên da để kiểm tra mức độ kích ứng. Nơi kiểm tra tốt nhất là phần da xương hàm hoặc dưới cằm, do nếu kích ứng cũng không ảnh hưởng nhiều đến toàn khuôn mặt. Nếu sau 24 giờ không có phản ứng tiêu cực thì bạn có thể apply lên toàn mặt. Cân nhắc kết cấu của các sản phẩm chứa BHA. Ví dụ, dạng liquid lỏng như nước sẽ có độ thẩm thấu cao, phù hợp nếu da bạn khỏe và muốn đẩy mụn nhanh; dạng gel phù hợp cho da hỗn hợp và da dầu; còn dạng lotion phù hợp da khô và rất khô. Sử dụng BHA có thể khiến da khô hơn và đỏ da. Đó là lý do tốt nhất bạn chỉ nên dùng BHA vào buổi tối với tần suất 1 lần/ngày. Purging (đẩy mụn) là hiện tượng khá phổ biến khi dùng BHA. Nếu trước đây bạn không có thói quen tẩy da chết thì lớp sừng trên da sẽ dày nên khi apply BHA lên da, lớp sừng sẽ không kịp “rụng”, còn BHA thì thâm nhập vào sâu bên trong, đẩy cồi mụn lên và bị lớp sừng chặn lại, dẫn đến tắc nghẽn cơ học, gây mụn ẩn và bí da. Tuy nhiên, khi BHA lột dần đi lớp sừng thì mụn sẽ đẩy lên hoàn toàn. Quá trình đẩy mụn của BHA kéo dài khoảng 4 – 6 tuần. Thông tin thêm Dùng AHA, BHA, PHA có bị đẩy mụn không? Bạn có thể kết hợp BHA và AHA để trị mụn, đặc biệt là mụn ẩn (dùng khác buổi trong ngày hoặc khác ngày). Các sản phẩm chứa BHA, AHA giúp quá trình đẩy mụn diễn ra nhanh hơn nên sẽ khiến da bạn kém mịn màng, nhưng khi chấm dứt quá trình purging thì sẽ hoàn trả lại cho bạn làn da sạch mụn, trơn láng nếu biết chăm sóc đúng cách. BHA đẩy mụn trong bao lâu? Thời gian BHA đẩy mụn ẩn sẽ tùy thuộc vào tình trạng da. Trường hợp 1 là may mắn nhất, bạn không hề nổi thêm nốt mụn nào. Trường hợp 2 là nổi chi chít ngay sau khi sử dụng. Trường hợp 3 là mụn nổi lên sau 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, sau tầm 3 quá trình đổi mới lớp sừng (gọi là turnover) từ 2 – 6 tuần, tối đa 3 tháng là da bạn sẽ hết mụn. Có nên dùng BHA hàng ngày? Nếu da bạn đủ khỏe và hợp với BHA thì hoàn toàn có thể. BHA có trị thâm không? Nhiều đánh giá cho rằng BHA có khả năng giảm thâm mụn nhưng tác dụng không bằng AHA. Do đó, nếu bạn gặp vấn đề về mụn và thâm mụn thì nên kết hợp các sản phẩm chứa AHA và BHA trong routine của mình. BHA có tốt không? Câu trả lời là có, bởi BHA đem lại những cải thiện rất rõ rệt trên da của bạn (tuy nhiên chỉ khi da bạn hợp và sử dụng đúng cách). Cách dùng BHA và vitamin C Những bạn có làn da khô và nhạy cảm nên cân nhắc khi kết hợp BHA với vitamin C, bởi chúng đều là acid và tiềm ẩn nguy cơ kích ứng da. Nếu sử dụng thì nên apply hai sản phẩm luân phiên vào sáng và tối. Với da dầu và khỏe mạnh thì bạn có thể dùng phân lớp BHA trước rồi đến vitamin C. Ngoài ra, đừng quên nguyên tắc thoa “mỏng trước, dày sau” trong texture sản phẩm. Da nhạy cảm có nên dùng BHA? Với da nhạy cảm, bạn có thể thử nghiệm thoa BHA nồng độ thấp nhất trước hoặc chọn nước hoa hồng có công thức đơn giản, chứa hoạt chất như AHA, BHA… ở nồng độ thấp nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ kích ứng. Phân biệt BHA và AHA AHA tan trong nước, hoạt động trên bề mặt da, được khuyên dùng với da thường, da khô và được chứng minh hiệu quả cải thiện khuyết điểm trên da gây ra bởi ánh nắng mặt trời. BHA tan trong dầu, hoạt động trên cả bề mặt da và tận sâu trong lỗ chân lông nên phù hợp người da dầu, hỗn hợp hoặc dễ nổi mụn.