Kẽm và Selen đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ bởi khi thiếu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, chậm phát triển và đặc biệt là suy giảm hệ miễn dịch. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về hai vi chất này nhé. Kẽm và selen có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể Xem thêm: Bộ vi chất dinh dưỡng giúp trẻ cao lớn khỏe mạnh Selen tăng cường miễn dịch Vai trò của Se trong hệ miễn dịch và phòng chống ung thư được nhiều người ca ngợi. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, selen có trong thành phần nhiều loại protein và trong quá trình sinh tổng hợp protein, đặc biệt là các globulin miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ái lực giữa kháng nguyên và kháng thể là do một tính chất đặc hiệu của kháng thể, mà tính chất này hình thành được là do sự có mặt của selen. Nhiều công trình nghiên cứu Se với một số loại ung thư ruột, tiền liệt tuyến, da, phổi… đã xác nhận Se tăng cường miễn dịch, làm chậm sự phát triển của khối u, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư. Sở dĩ có tác dụng này bởi Se là chất chống ôxy hóa rất mạnh, bảo vệ hiệu quả các ADN chống các gốc tự do. Se còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc tiền sản giật ở sản phụ và phòng ngừa đái tháo đường, thoái hóa hoàng điểm ở mắt người cao tuổi. Selen có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch Xem thêm: Lời khuyên chuyên gia dinh dưỡng giúp trẻ chấm dứt suy dinh dưỡng, chậm lớn Thiếu Se và những hậu quả Khi cơ thể thiếu Se có thể làm tăng nguy cơ các bệnh ở cơ vân và cơ tim, tăng các biến chứng trong các bệnh tim mạch, giảm khả năng miễn dịch do vậy mà tăng nguy cơ hoặc làm tăng thêm quá trình nhiễm trùng. Nếu thiếu hụt Se nghiêm trọng cơ thể bị “Hội chứng Keshan”- như đã từng xảy ra tại Keshan, Vũ Hán, Trung Quốc. Ngoài ra, thiếu Se còn dễ dẫn đến tình trạng vô sinh của nam giới và làm giảm khả năng thụ thai của nữ, làm mất độ bóng, dễ gãy tóc và móng, gây rối loạn chuyển hóa hormon ảnh hưởng tới sự phát triển và hoàn thiện của cơ thể. Do vậy, trong khẩu phần ăn uống cần phải được cung cấp đủ Se, đặc biệt là đối với trẻ em và người cao tuổi, nhằm giúp cơ thể phát triển bình thường và giảm nguy cơ bị những bệnh như đã nói. Khi có biểu hiện thiếu Se cần được bổ sung kịp thời bằng các thực phẩm chức năng và dược phẩm có chứa Se. Tuy vậy, cũng cần lưu ý không nên lạm dụng Se. Nếu thường xuyên dùng nhiều, vượt quá nhu cầu của cơ thể, sẽ gây nên nhiễm độc mạn tính biểu hiện đầu tiên là rụng tóc, tổn thương ở da và rối loạn thần kinh trung ương. Thiếu Se có thể làm tăng nguy cơ các bệnh ở cơ vân và cơ tim, tăng các biến chứng trong các bệnh tim mạch, giảm khả năng miễn dịch Xem thêm: Có nhất thiết phải bổ sung vitamin D khi đã cung cấp đầy đủ canxi không? Đối với trẻ 0-6 tháng nhu cầu selen là 6 mcg/ngày, trẻ 7-12 tháng là 10 mcg/ngày, trẻ 1-3 tuổi là 17 mcg/ngày, trẻ 4-9 tuổi khoảng 20 mcg/ngày, đối với thanh thiếu niên 10-18 tuổi nhu cầu là 26 mcg/ngày ở nữ và 32 mcg/ngày ở nam. Kẽm có nhiều vai trò quan trọng với hệ miễn dịch và tăng trưởng của cơ thể Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Nghiên cứu cho thấy, trên chuột bị thiếu kẽm còn thấy thiểu sản lách, tuyến ức và giảm sản xuất các globulin miễn dịch, bao gồm cả IgA, IgM và IgG. Hiện tượng hoạt hóa đại thực bào và hiện tượng thực bào bị suy giảm cũng được nhận thấy ở cả súc vật thí nghiệm và trẻ em bị thiếu kẽm. Do đó thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Nghiên cứu can thiệp cho thấy việc bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1. IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy kẽm có vai trò thúc đẩy tăng trưởng thông qua hormone IGF-I. Theo nghiên cứu của Castillo – Duran, việc bổ sung kẽm cho trẻ có cân nặng sơ sinh thấp cho thấy có sự tăng trưởng tốt cả về chiều cao và cân nặng trong 6 tháng đầu đời. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bổ sung kẽm giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong trên 50%. Việc sử dụng kẽm ở trẻ bị tiêu chảy có tác dụng làm giảm thời gian bị bệnh, tăng tốc độ hồi phục của đường ruột và còn làm giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy. Ngoài ra, kẽm có tác dụng với cả những bệnh nhân tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy phân nhầy máu chứ không chỉ với mỗi tiêu chảy cấp. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo nên sử dụng kẽm cho trẻ bị tiêu chảy cấp với thời gian 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, vẫn có nhiều trẻ bị tiêu chảy mà không được sử dụng kẽm, một phần do bác sĩ “quên” tư vấn và hướng dẫn sử dụng kẽm. Bên cạnh đó, một số bố mẹ trẻ không hiểu rõ vai trò của kẽm trong điều trị tiêu chảy nên dù được kê đơn thuốc nhưng vẫn không cho trẻ sử dụng. Bên cạnh đó kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn sẽ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Xem thêm: Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân? Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/lít. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con. Bổ sung kẽm liều cao dài ngày hoặc sử dụng dung dịch thẩm tách máu có nhiễm kẽm gây thiếu đồng, dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, giảm bạch cầu trung tính. Cách bổ sung đúng, đủ để tăng cường miễn dịch Bất kể khi nào cha mẹ thấy con có biểu hiện như ăn ít, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa…là khi đó cơ thể trẻ có dấu hiệu thiếu chất và có khả năng cao trẻ bị thiếu kẽm và Selen. Cha mẹ cần cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân. Bên cạnh đó, cần tăng cường các thực phẩm giàu kẽm cho cơ thể bé như từ sữa mẹ, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, hải sản…Và thực phẩm chứa nhiều Se như sữa mẹ, rau xanh, rau bina, cải bắp…Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý liều lượng sử dụng để bổ sung cho trẻ một cách hợp lý nhất. Kinder Immune Syrup – giải pháp tăng cường hệ miễn dịch cho bé yêu Kinder Immune Syrup – Cho bé hệ miễn dịch khoẻ mạnh Xem thêm: Những sai lầm nghiêm trọng khi bổ sung canxi không đúng cách Kinder Immune Syrup bổ sung các thành phần chuyên biệt tăng cường miễn dịch của bé như kẽm, Selen, các vitamin A, C, D, E. Bổ sung Immune Syrup mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, tăng cường sức khỏe cho bé cả về thể chất lẫn tinh thần. Với các thành phần trong hàm lượng được tính toán kỹ càng, vị dứa thơm ngon chắc chắn sản phẩm sẽ giúp các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm. Kinder Immune Syrup được sản xuất tại Đức và phân phối theo quy trình phân phối toàn cầu của Queisser Pharma. Sản phẩm mang thương hiệu Doppelherz được phân phối tại hơn 35 quốc gia ở Châu Âu và hơn 70 quốc gia trên Thế giới và được đánh giá là sản phẩm “Số 1 tại Đức” Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo tổng đài 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ. Sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng: Siro ăn ngon cho bé Kinder Optima !