Ho khan ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu cảnh báo đường hô hấp của bé có thể đang mắc một số vấn đề. Do hệ thống miễn dịch mới hình thành nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường rất dễ bị ho. Tuy nhiên, tuỳ vào từng loại bệnh và tình trạng bệnh mà các tiếng ho và cơn ho của con nhỏ luôn có sự khác biệt. Vậy làm sao để các mẹ nhanh chóng biết được nguyên nhân để khắc phục kịp thời cơn ho cho con yêu. Hãy cùng Hàng Thái Chính Hãng giải mã tiếng ho của con qua bài viết này nhé! Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh hoặc giúp loại bỏ các dị vật ra khỏi đường hô hấp. Ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ hô hấp còn đang yếu và non nớt nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường. Khi con nhỏ có vấn đề ở đường hô hấp, ho giúp thông thoáng, tống xuất đờm, dịch mũi họng ra ngoài. Vì vậy, khi thấy con nhỏ hay ho hoặc hắt xì các mẹ cũng đừng quá lo lắng. Nhưng nếu tình trạng ho kéo dài dai dẳng kèm theo đó là các cơn ho khan, hơi thở khò khè, ho ong ỏng, sốt cao,... các mẹ phải hết sức lưu ý. Các nguyên nhân có thể gây ra ho khan ở trẻ bao gồm: - Do bị cảm lạnh: Sự thay đổi nhiệt độ trong ngày, xảy ra khi về chiều tối và ban đêm thường làm cho thanh quản của bé bị viêm hoặc đơn giản cơ thể sẽ sinh ra các phản xạ tự vệ. Thường giai đoạn bé 1 tháng tới bé 3 tháng ho khan do vấn đề này nhiều nhất. - Do dị ứng, hen suyễn: Khi các mẹ thấy con nhỏ bị ho một cách đột ngột, kéo dài dai dẳng kèm theo tiếng rít khó chịu thì có thể con bị đã bị hen suyễn hoặc dị ứng bởi một tác nhân nào đó ví dụ lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc. - Do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc có dị vật trong cổ họng: Nếu cơn ho khan kéo dài dai dẳng, kèm theo các triệu chứng như khó thở, tiếng thở khò khè. Các mẹ cần kiểm tra ngay vì có thể có dị vật vướng trong họng hoặc đây cũng là dấu hiệu có sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Thường trẻ 5 tháng ho khan và trẻ 6 tháng ho khan do vi khuẩn xâm nhập là phổ biến nhất. Vì lúc này con bước vào giai đoạn “cửa sổ miễn dịch” – cơ thể con phải tự thích nghi với việc tự sản xuất các yếu tố miễn dịch. - Mắc các bệnh về đường hô hấp: Bệnh bắt đầu bằng việc cảm lạnh, sau đó là các triệu chứng thở khò khè, ho và sốt, cơn sốt có thể cao lên đến trên 38 độ. Đây là dấu hiệu của việc con nhỏ đã bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm họng cấp. - Trào ngược dạ dày: Đây cũng có thể là nguyên nhân làm cho trẻ bị ho khan kéo dài. Khi dạ dày trào ngược, các acid có trong dịch trào ngược lên thực quản làm cho bé ợ chua, hay nóng rát và ngứa cổ họng. - Ho gà: Nếu các cơn ho bắt đầu khá nhỏ và ngắn, sau đó dần kéo dài, ho một cách dữ dội hơn, tiếng thở rít, sốt nhẹ kèm theo chảy nước mắt, nước mũi, da mặt tím tái lại thì có thể bé con mắc bệnh ho gà. - Một số nguyên nhân khác: hơi khói của củi than do mẹ xông nóng sau sinh, khói thuốc lá hoặc nhiễm virus hợp bào hô cũng là nguyên nhân gây ho khan ở trẻ nhỏ. Gợi ý cho bạn: Viêm Khớp Gối Ở Trẻ Em – Cha mẹ chớ nên chủ quan! Khi trẻ sơ sinh bị ho, ba mẹ cần chăm sóc con như nào? - Chăm sóc đúng cách: Giữ ấm cho trẻ nhỏ bằng việc mặc quần áo đủ ấm, đeo gang tay, tất chân, đội mũ, đắp chăn mỏng cho trẻ, tránh gió, cho con ngủ đủ giấc,... - Rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý, rơi lưỡi đảm bảo lưỡi con luôn sạch. - Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn nhằm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cho con bú nhiều lần trong ngày để tránh mất nước. - Chia nhỏ lượng sữa mỗi lần bé bú, sữa mẹ giúp thông thoáng đường hô hấp của con, đánh tan đờm và giảm cơn ho kéo dài. - Khi bật điều hòa cần lưu ý: không bật quá 2 – 3 tiếng/ lần, không để nhiệt độ dưới 26 độ C. Cần tắt điều hòa khoảng 10 – 15 phút trước khi bế trẻ ra ngoài tránh tình trạng sốc nhiệt. - Nâng cao đầu khi con ngủ sẽ giúp con bạn bớt nghẹt mũi, dễ thở (đối với bé 5 tháng ho khan trở lên). - Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng các bài thuốc dân gian như lá diếp cá, húng chung, lá hẹ... Sản phẩm được sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc ngậm ho con rết là thuốc trị ho của nhà thuốc cổ truyền từ Thái Lan, với thành phần được chiết xuất từ thảo mộc và bí kíp gia truyền, sản phẩm được người dân Thái Lan tin dùng hơn 100 năm qua và được Bộ Y tế Thái Lan cấp phép lưu hành toàn quốc. Cách sử dụng: Người lớn ngày 4-5 lần mỗi lần không quá 5 viên, trẻ em không quá 2 viên. Những sai lầm của ba mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho - Cho trẻ sơ sinh uống thuốc kháng sinh, thuốc trị ho khi vừa chớm bệnh: Trẻ 4 tháng ho khan rất thường xuyên gặp vì hệ miễn dịch của con đang phát triển. Việc tiếp xúc với vi khuẩn trong giai đoạn đầu khá có ích cho sự phát triển tự nhiên của con. Ba mẹ không nên “cuống cuồng” cho con uống ngay thuốc kháng sinh mà hãy theo dõi con và can thiệp khi cần. - Tự ý cho trẻ ngưng thuốc khi thấy triệu chứng ho thuyên giảm: Việc ngưng sử dụng thuốc giữa chừng không những không trị dứt điểm cơn ho, còn có thể khiến bệnh phát triển theo chiều hướng xấu hơn, đôi khi gây lờn thuốc. - Thực hiện chế độ dinh dưỡng quá kiêng khem: Khi trẻ sơ sinh bị ho, bé cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Tâm lí một số mẹ khi con trẻ bị ho, thường kiêng khem các món ăn. Đôi khi điều này lại phản tác dụng, việc kiêng khem quá mức có thể khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên sức đề kháng kém, rất dễ mắc bệnh. Do đó, cha mẹ cần tự trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc và chữa trị cho con đúng cách. Hãy quan sát kỹ những dấu hiệu của trẻ, nếu nhận thấy có bất thường, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Xem thêm: Mách bạn 3 mẹo chữa Đau Rát Họng đơn giản tại nhà Trên đây là những chia sẻ, kinh nghiệm mà hangthaichinhhang.net đã tổng hợp sẽ giúp ba mẹ có thêm những kiến thức cần thiết để chữa trị tình trạng ho khan ở trẻ sơ sinh. Mọi thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay hotline 0367.398.006 để được tư vấn nhanh nhất nhé! Nguồn: Ho Khan Ở Trẻ Sơ Sinh: Mẹ đừng xem nhẹ!