Bổ sung sắt trong thời gian mang thai là điều cần thiết để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, có nhiều mẹ than phiền về những tác dụng phụ trong quá trình uống sắt. Do đó, hãy cùng tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc sắt cho bà bầu để tìm cách hạn chế, phòng tránh tốt nhất, giảm bớt sự khó chịu, mệt mỏi cho bà bầu trong lúc mang thai. Đồng thời giảm những biến chứng không đáng có cho bà bầu, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. Tầm quan trọng của sắt đối với bà bầu Sắt là dưỡng chất khó hấp thu vào cơ thể nhưng đây lại là thành phần chính để sản xuất hemoglobin, một huyết sắc tố có trong hồng cầu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các tế bào và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi qua nhau thai. Thiếu sắt gây thiếu máu chiếm tỷ lệ lớn đối với các bà bầu tại các nước chưa phát triển. Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, có đến 36.8% bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2 khiến tỷ lệ sảy thai tăng cao. Trong tam cá nguyệt cuối cùng, thiếu máu thiếu sắt khiến bà bầu tăng nguy cơ bị nhau tiền đạo, tiền sản giật, sản giật, sinh non hoặc bị băng huyết hay nhiễm trùng máu sau sinh. Mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt cũng khiến thai nhi chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Vì thế bà bầu cần được bổ sung sắt hàng ngày để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nhu cầu sắt cho bà bầu trong thai kỳ NHu cầu sắt tăng gấp đôi so với giai đoạn trước mang thai. Vì thế, WHO khuyến nghị mỗi ngày bà bầu Việt Nam cần bổ sung khoảng 60mg sắt, trong đó có 27 – 30mg sắt nguyên tố được bổ sung từ viên uống. Khi chọn lựa viên sắt, mẹ bầu nên chọn sản phẩm có hàm lượng phù hợp, tốt nhất nên chọn thành phần sắt hữu cơ để đảm bảo hấp thu tốt và giảm bớt các tác dụng phụ của viên sắt cho bà bầu. Với những mẹ bầu bị thiếu nhiều sắt hơn, nên bổ sung tăng liều theo đúng chỉ định. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chọn viên sắt bà bầu được kết hợp với các thành phần: vitamin C để tăng cường hấp thu sắt, Axit folic, Vitamin B6, B12 để phòng ngừa thiếu máu hồng cầu khổng lồ, … giúp quá trình bổ sung sắt, phòng ngừa thiếu máu thai kì được hiệu quả nhất. 4 tác dụng phụ của thuốc sắt cho bà bầu thường gặp Trong quá trình bổ sung sắt mẹ bầu có thể gặp phải 1 hoặc 1 vài tác dụng phụ của thuốc sắt, trong đó, có thể kể đến: 1. Kích ứng đường tiêu hóa Khi uống thuốc sắt bà bầu có thể thấy xuất hiện các cơn co thắt ở bụng. Việc bụng bị co thắt có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ. Vì vậy bà bầu nên dừng sử dụng loại thuốc sắt đang uống, tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi sang một loại thuốc sắt khác phù hợp hơn. 2. Gây buồn nôn – bị nôn Uống thuốc sắt có thể khiến tình trạng thai nghén ở bà bầu tăng nặng. Nhất là khi mẹ bầu sử dụng sắt nước hoặc sắt viên có mùi tanh. Bà bầu nên lựa chọn các loại viên sắt dạng viên nén bọc mùi tốt và thành phần có vitamin B6, một vi chất bổ máu lại có tác dụng giảm các cơn buồn nôn rất hiệu quả. 3. Táo bón Tác dụng phụ phổ biến nhất của viên sắt dành cho bà bầu là táo bón thai kỳ. Có khoảng 10% người uống sắt bị táo bón ngay cả khi đã sử dụng các loại thuốc sắt hữu cơ dễ hấp thụ. Cách giảm thiểu tình trạng táo bón hiệu quả nhất là uống sắt với nhiều nước, sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ, nhuận tràng. Bà bầu cũng cần thực hiện các chế độ tập luyện đơn giản, nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng. Trường hợp bị táo bón kéo dài, bà bầu phải đi khám để nhanh chóng cải thiện tình trạng táo bón, ngăn ngừa những biến chứng không đáng có do táo bón gây ra. >>Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón 4. Phân và nước tiểu có màu sẫm Tỷ lệ bà bầu uống sắt khiến phân có màu sẫm là 10%, nước tiểu có màu sẫm là 5%. Điều này là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể nên bà bầu không nên cảm thấy lo lắng. Phân và nước tiểu sẽ hất bị sẫm màu ngay khi bạn dừng uống sắt. cách tốt nhất để ngăn ngừa và hạn chế những tác dụn phụ trên là bà bầu nên chọn loại thuốc sắt dễ hấp thụ nhất, uống sắt đúng cách, đủ liều. Đặc biệt, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống sắt để được hướng dẫn uống sắt tốt nhất. Chúc mẹ bầu có thai kỳ an toàn và trọn vẹn!