Muối Tuyệt đối không thêm muối khi chế biến thức ăn cho trẻ, cũng như tránh dùng nước dùng có chứa muối. Nếu bạn định làm món sốt đặc cho trẻ bằng thức ăn nấu cho gia đình thì cũng đừng nên bỏ muối trong suốt giai đoạn chuẩn bị. Những thành viên khác có thể tự thêm muối sau nếu họ muốn. Những thực đơn nhanh thường bao gồm các loại thực phẩm đã chế biến sẵn. Những thực phẩm này chứa lượng muối cao hơn rất nhiều so với nhu cầu của trẻ nhỏ. Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm vương quốc Anh đã công bố hướng dẫn về lượng muối cần thiết ở những độ tuổi khác nhau: - 7-12 tháng: 1g muối (0.4g natri) mỗi ngày - 1-3 năm tuổi: 2g muối (0.8g natri) mỗi ngày Đường Nhiều đường có thể tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ. Hãy sử dụng những thực phẩm thay thế như chuối nghiền hoặc sữa mẹ, hoặc sữa hộp, hoặc thức ăn ngọt khác nếu cần. Mật ong Tránh cho trẻ ăn mật ong cho đến khi trẻ 12 tháng tuổi vì mật ong có thể chứa nhiều vi khuẩn và dẫn đến sâu răng. Các loại hạt Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn bất kì loại hạt nào vì có thể khiến trẻ bị nghẹn, hóc. Thức ăn dễ gây dị ứng Khoảng 2 - 4% trẻ ở độ tuổi mới sinh đến 3 tuổi gặp vấn đề dị ứng hoặc bài trừ thức ăn. Có 1 số thức ăn thường gây ra dị ứng nhiều nhất như sữa bò, trứng gà, đậu nành, hạt, lúa mạch, cá và sò. Khoảng 90% trẻ thoát khỏi tình trạng dị ứng này khi được khoảng 3 tuổi. Dị ứng với đậu Đối với những trẻ có nguy cơ dị ứng cao (VD: trong gia đình thường gặp dị ứng hoặc trẻ đã từng dị ứng với những thực phẩm khác), chỉ nên cho trẻ ăn đậu khi trẻ hơn 6 tháng tuổi. Tốt hơn, nên hỏi ý kiến bác sĩ, trung tâm sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn. Dị ứng với sữa bò Nếu trẻ bị dị ứng với sữa bò, hãy liên hệ ngay với chuyên gia dinh dưỡng. Nếu trẻ được chẩn đoán gặp phải vấn đề dị ứng này, hãy hạn chế sữa bò và các thực phẩm liên quan khỏi bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên, khi loại bỏ những thực phẩm này, trẻ lại có nguy cơ thiếu hụt protein, canxi và năng lượng. Do đó, bạn nên hỏi chuyên gia dinh dưỡng về những thực phẩm thay thế để đảm bảo sự phát triển của trẻ.