Nhiệt miệng là tình trạng hay gặp, trẻ bị nhiệt miệng sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, thậm trí làm trẻ biếng ăn,… điều này đã làm cho bố mẹ vô cùng lo lắng. Vậy, trẻ bị nhiệt miệng do đâu? Cách điều trị cho trẻ như thế nào? Các mẹ cùng tìm hiểu nhé! 1. Trẻ bị nhiệt miệng do đâu? Trẻ bị nhiệt miệng Tình trạng nhiệt miệng được hiểu là tình trạng niêm mạc miệng bị mất đi lớp màng nhầy bao phủ bên trên. Trong đó, một số yếu tố được cho là liên quan đến sự phát triển của vết loét và có thể là nguyên nhân khiến trẻ nhiệt miệng phải kể đến như: Căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật,… khiến cho hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra nhiệt miệng cho trẻ. Tình trạng sâu răng hoặc viêm chân răng, viêm chóp răng, viêm tủy,… đều là nguyên nhân có thể khiến trẻ bị nhiệt miệng. Chức năng gan suy yếu hoặc bị tổn thương nên không thể lọc hết các độc tố gây hại như: asen, chì ra ngoài. Và khi những độc tố này tích tụ lâu ngày ở niêm mạc sẽ gây ra viêm loét miệng. Trẻ bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như: sắt, vitamin B12, iron,… Trẻ bị nhiễm khuẩn HSV, HHV và vi rút VZV,…gây ra. Trẻ bị nhiễm khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể dẫn đến nhiệt miệng. Trẻ bị các vật cứng như: bàn chải đánh răng hay vật nhọn khác làm rách niêm mạc miệng 2. Cách điều trị nhiệt miệng cho trẻ Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ Nhiệt miệng thường không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Dẫu vậy, nó gây ra những khó chịu, đau đớn, làm cho trẻ quấy khóc, trẻ biếng ăn. Chính vì vậy, để giảm nhanh các biểu hiện của nhiệt miệng, giúp cho các vết loét mau lành, bố mẹ hãy: Trong thời gian điều trị nhiệt miệng, bố mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, nguội. Tránh cho trẻ ăn đồ cứng, thức ăn chua, cay, mặn,… vì chúng sẽ càng khiến vết loét trở nên tồi tệ hơn. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ thông qua rau xanh và hoa quả tươi. Mẹ cũng nên xây dựng thực đơn khoa học và đủ chất cho trẻ nhiệt miệng. Đảm bảo khẩu phần ăn chứa đầy đủ các nhóm chất và thành phần dinh dưỡng. Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày. Mẹ nên cho bé sử dụng bàn chải mềm để chải răng cho trẻ để tránh cho niêm mạc răng lợi bị tổn thương. Với những trẻ nhỏ hơn, mẹ có thể sử dụng rơ lưỡi để vệ sinh nhẹ nhàng khoang miệng. Cho trẻ súc miệng hàng ngày với nước muối ấm loãng. Tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày đến khi vết loét lành hẳn. Với những bé nhiệt miệng, con dễ trở nên lười ăn, quấy khóc và mệt mỏi. Điều này có thể ảnh hưởng tới hấp thu và sức khỏe của bé. Do đó, lúc này, bố mẹ có thể kết hợp dùng thêm các sản phẩm có thành phần thảo dược tốt cho bé như: hồng sâm, kế sữa, khúng khiếng,…. cùng các vitamin và khoáng chất như: vitamin B, C, D, canxi, kẽm,…. giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe cho trẻ bị nhiệt miệng. Khi được bổ sung các dưỡng chất thiết yếu kịp thời, bé sẽ khỏe mạnh hơn, giảm các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn một cách hiệu quả. Cho trẻ uống đủ nước, tối tiểu 2 lít nước mỗi ngày. Chú ý và phát hiện các dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi có tác dụng chữa nhiệt miệng cho trẻ. Dẫu vậy, trước khi sử dụng bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không tự ý dùng thuốc bởi có thể gây dị ứng hay gặp phải những biến chứng không mong muốn.