Trong thời gian mang thai, tình trạng bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ tuy không quá phổ biến nhưng tác hại với thai kỳ lại không hề nhỏ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của thiếu máu hồng cầu nhỏ đối với bà bầu, thai nhi để có thể chủ động phòng ngừa thiếu máu hồng cầu nhỏ đối với bà bầu, giúp mẹ và bé có sức khỏe thai kỳ tốt nhất. Vi sao bà bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ? Hiện tượng này xảy ra là do hồng cầu có kích thước không đồng đều và nhỏ hơn so mức mức bình thường. Nguyên nhân khiến bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ gồm có: Thiếu máu hồng cầu nhỏ do không được bổ sung đủ sắt Thể tích máu ở bà bầu tăng 50% so với giai đoạn trước khi mang bầu. Do đó, bà bầu cần được bổ sung sắt nhiều gấp đôi lúc bình thường. Nhiều bà bầu chủ quan, lơ là bổ sung sắt, không đáp ứng đủ nhu cầu tạo máu của thai kỳ. Thiếu sắt cũng còn do các nguyên nhân như bà bầu có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm ruột, viêm loét dạ dày, từng làm phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột hoặc dạ dày,… làm giảm khả năng hấp thụ sắt. Ngoài ra, các bệnh lý gây mất máu như chảy máu tiết niệu, ung thư dạ dày, mất máu do phẫu thuật cũng khiến bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt hoặc thiếu máu hồng cầu nhỏ. Bên cạnh các lý do trên, bà bầu có thói quen sử dụng rượu, bia, cà phê, hút thuốc cũng làm cản trở hấp thụ sắt, gây ra thiếu sắt. Từ đó có thể dẫn tới chứng thiếu máu hồng cầu nhỏ. >>Xem thêm: viên sắt bà bầu Thiếu máu hồng cầu nhỏ do di truyền Các trường hợp như bị rối loạn chuyển hóa sắt, thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ trong thai kỳ. Bà bầu mắc bệnh tan máu di truyền cũng có tỷ lệ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ cao hơn. Có nguy hiểm không khi bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ trong thai kỳ? Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tác hại của thiếu máu hồng cầu nhỏ trong thai kỳ gồm có: Tác hại đối với sức khỏe bà bầu Thường xuyên cảm thấy mệt mòi, các cơn mệt mỏi kéo dài khiến bà bầu không thể thực hiện được các hoạt động hàng ngày bình thường, hiệu quả. Thường xuyên cảm thấy đau đầu, khả năng tập trung thấp, trí nhớ giảm sút. Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt Thường xuyên cảm thấy khó thở, không thể vận động liên tục. Thậm chí đi cầu thang bộ cũng cảm tháy mệt mỏi, khó khăn. Có nguy cơ bị bong nhau non, vỡ ối sớm dãn đến sảy thai hoặc sinh non cao. Tỷ lệ bà bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ bị nhau tiền đạo, tiền sản giật, sản giật cao hơn so với bà bầu không bị thiếu máu. Làm tăng nguy cơ bị băng huyết, nhiễm trùng hậu sản. Lâu hồi phục sau sinh, không có đủ sữa cho con bú, sữa chất lượng thấp khiến con chậm phát triển. >>Xem thêm: uống sắt với vitamin c được không Tác hại đối với sức khỏe thai nhi Thai nhi có nguy cơ bị sinh thiếu tháng, suy thai rất cao Trẻ bị suy dinh dưỡng Trẻ dễ bị mắc các bệnh sơ sinh Bà bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ sinh con có tỷ lệ trẻ chậm phát triển trí tuệ cao hơn so với bà bầu không bị thiếu máu hồng cầu nhỏ. Bà bầu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ có tỷ lệ sinh con bị thiếu máu cao. Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Thiếu máu hồng cầu nhỏ mang lại nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, bà bầu cần uống viên sắt đúng cách, đảm bảo cung cấp đủ sắt tái tạo máu trong thai kỳ. Đồng thời bà bầu cũng phải thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, tăng cường sử dụng thực phẩm giàu sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ hay thiếu máu thiếu sắt. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng, làm ảnh hưởng đến khả năng tạo máu của cơ thể. Chúc mẹ có thai kỳ an toàn và thuận lợi!