Con cái thông minh vượt trội là mong ước mà bố mẹ nào cũng có. Ngoài các yếu tố như gen di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe, môi trường, thì sự gắn kết và giáo dục của những “thầy cô giáo đầu tiên” – tức là cha mẹ - cũng góp phần vô cùng lớn lao ảnh hưởng đến trí tuệ của bé yêu. Ngày nay nhờ thông tin phổ cập rộng rãi, chúng ta đã biết trẻ hoàn toàn có thể được giáo dục sớm, từ khi còn là một bào thai hay một em bé sơ sinh. Kích thích não bộ và các giác quan của con từ sớm sẽ giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội. Bố mẹ hãy áp dụng những hoạt động vô cùng đơn giản sau đây ngay từ khi bé mới ra đời để rèn luyện cho con nhé! 1. Giao tiếp bằng mắt: Bé mới sinh ngủ hầu như suốt ngày, nhưng mỗi khi bé thức, bố mẹ hãy tranh thủ nhìn thẳng vào mắt con nhé. Bé có thể nhận diện và ghi nhớ hình ảnh của cha mẹ từ rất sớm đấy. 2. Thể hiện biểu cảm nét mặt: Nghiên cứu cho thấy, chỉ từ 2 ngày tuổi thôi bé đã có thể bắt chước những cử động đơn giản của khuôn mặt mẹ. Khi bé lớn hơn bạn có thể làm mặt hề với con, cầm tay con chạm vào từng vị trí trên mặt mình, và làm một tiếng động vui mỗi lần chạm. Bé sẽ thích lắm đấy! 3. Nhìn gương: Bé không nhận ra đó chính là mình, mà sẽ tưởng là một em bé khác. Bé có thể mỉm cười và tỏ ra thích thú khi nhìn gương. Trò chơi này sẽ giúp phát triển kỹ năng giao tiếp của con. 4. Xem tranh: Giơ 2 bức tranh khác nhau ra trước mặt bé, lưu ý giữ khoảng cách 20cm. Bé sẽ chăm chú ngắm tranh và biết tư duy phân biệt ngay từ tuổi sơ sinh. Việc xem tranh sẽ khởi đầu cho khả năng đọc của con sau này 5. Nói và cười: để con thấy cách giao tiếp và thể hiện tình cảm của cha mẹ. Lưu ý hãy có khoảng dừng khi trò chuyện, để cho bé cơ hội đáp lại. Việc này sẽ kích thích con phản hồi, và bắt nhịp với cuộc nói chuyện. Ngoài ra mẹ hãy sử dụng nhiều tông giọng, tốc độ, nhấn nhá… để bé biết phân biệt và tăng hứng thú 6. Hát cho con nghe: Mẹ hãy học những bài hát thiếu nhi, hát ru có giai điệu trong trẻo, đơn giản và êm ái để con cảm thụ âm nhạc nhé. 7. Trò chơi bật tắt đèn: Nói “Mẹ bật đèn đây” và bật, rồi “Mẹ tắt đèn nhé” rồi tắt công tắc. Đây là cách đơn giản nhất để dạy bé về “nguyên nhân và kết quả” 8. Cù chân: vuốt ve nghịch ngợm bàn chân và từng ngón chân bé, hoặc kích thích bé cười vui bằng các đụng chạm khác như chỉ vào mũi, cù cằm… 9. Cho con bú theo nhu cầu: Nghiên cứu cho thấy trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có chỉ số thông minh cao hơn trẻ bú sữa ngoài. Bú mẹ theo nhu cầu giúp gắn kết tình cảm mẹ con, và là thời gian để mẹ hát, trò chuyện hay vuốt ve con. 10. Dạy con ngay trong khi đang thay tã/bỉm: chạm vào và gọi tên các bộ phận trên cơ thể, hoặc các loại quần áo khăn tã. 11. Đừng cho bé xem tivi sớm. Hãy để đầu óc con tập trung vào khám phá những sự vật có thực xung quanh, chứ không phải cái màn hình. 12. Vài phút yên lặng: Mỗi ngày dành ít phút chỉ ở cạnh con mà không làm gì, không cần ánh sáng hay tiếng động gì cả, để bé tự mình quan sát, cảm nhận xung quanh. 13. Nằm chơi: Nằm trên sàn để bé thỏa thích leo trèo, bò qua người hay nghịch ngợm bạn. Casch này giúp con luyện khả năng phối hợp tay mắt và giải quyết vấn đề. 14. Vượt chướng ngại vật: Dùng gối, hộp mềm, đồ chơi… làm chướng ngại và cổ vũ bé vượt qua bằng cách trèo lên trên, bò xuống dưới, hay vòng xung quanh. 15. Đi theo bố mẹ: bố mẹ bò trước và “dụ” con bò theo, thay đổi tốc độ nhanh chậm để bé bắt chước. 16. Nhìn ngắm cảnh quan: Đưa bé đi dạo ngoài trời bằng địu hay xe đẩy, nói với bé về những gì trước mặt như “Con chó đấy, cây này thật là to, tiếng còi xe đấy con nghe thấy không…” để bổ sung vốn từ cho bé. Siêu thị với nhiều gian hàng đầy màu sắc và âm thanh cũng là một môi trường lý tưởng để con học hỏi 17. Thay đổi cảnh quan: Thi thoảng lại huyển nôi hoặc ghế ăn của bé sang vị trí khác sau ít ngày. 18. GIấu đồ: Chơi trò “tập tầm vông tay không tay có”, hoặc giấu một đồ chơi nhỏ dưới hộp rỗng và xem bé tìm kiếm. 19. Ú òa: Trò chơi này dạy con về cách mà các sự vật biến mất và trở lại 20. Nhặt đồ rơi: Có một giai đoạn bé rất thích cố ý làm rơi đồ đạc xuống đất, hãy vui vẻ nhặt lên cho con nhé. Bé đang học hỏi về “luật hấp dẫn” đấy mẹ ạ. 21. Tìm hiểu chất liệu: bỏ những mảnh vải và giấy với chất liệu khác nhau (cứng, mềm, nhung, ren, len…) vào cùng một hộp, khuyến khích bé lôi từng mảnh ra khỏi hộp, cọ chúng lên má, bàn chân và bụng của bé. 22. Chơi với đồ ăn: Khi bé đã sẵn sàng ăn bốc, cho con một số đồ ăn có kết cấu khác nhau (hạt đỗ hấp chín, mì ống cắt ngắn, những miếng dưa hấu… để giúp con nhận biết các loại đồ ăn. 23. Học chữ: Mỗi tuần dạy một chữ cái với nhiều hoạt động khác nhau: đọc thơ bắt đầu bằng chữ A, ăn món mà tên có chữ A, cắt đồ ăn theo hình chữ A, tập viết chữ A. 24. Đếm mọi thứ: Số ngón tay ngón chân, số đồ chơi, đồ ăn. 25. Kể chuyện: Nghiên cứu cho rằng bé 8 tháng tuổi hiểu được trình tự của các câu chuyện nếu được nghe 2-3 lần liên tiếp. Mẹ có thể kể lại chuyện đã đọc bằng cách thay tên nhân vật hoặc “sáng tác” thêm vài tình tiết. Kích thích con yêu sách bằng nhiều hoạt động (đi thư viện, chơi với sách…). 26. Xem album ảnh gia đình: Cùng con xem ảnh, chỉ và gọi tên từng người trong ảnh. Đến khi con lớn hơn một chút thì có thể chơi trò tìm nhân vật được gọi tên. 27. Đọc sách tranh theo chủ đề (động vật, cây cỏ, hoa quả, hình khối…). Mẹ chỉ vào từng thứ và cũng gọi tên, mô tả… cho bé nghe. 28. Xem video: cho bé xem chính mình đã từng bé xíu thế nào, khóc cười ra sao, và làm những gì… 29. Khuyến khích bé thắc mắc đặt câu hỏi ngay từ khi mới tập nói (bố mẹ đặt thật nhiều câu hỏi và tự trả lời cho con nghe về nhiều chủ đề) 30. Trao quyền tự quyết: Cho bé chọn thứ đồ mình thích trong vài món khác nhau. 31. Nghịch quần áo: cho bé chơi cùng quần áo cũ hay khăn quàng, găng tay, mũ… của bố mẹ, khoác chúng lên người bé và sáng tạo ra nhiều tình huống giả vờ. 32. Đồ chơi hỏng chưa cần vứt đi ngay, miễn là chúng vẫn an toàn, cứ để xem bé có chơi được theo cách khác không 33. Đối thoại: Hỏi bé về những gì con đã trải qua ngày hôm nay (có gì vui buồn, tức giân?) để giúp con nhớ lại những gì đã xảy ra, hiểu khái niệm “quá khứ” và sớm gọi tên được đúng cảm xúc của con. 34. Hình ảnh và thực tế: Xem ảnh côn trùng, động vật, cây cối… rồi sau đó đi xem những thứ đó trong thực tế. 35. Tìm màu: khi đang ngồi trên xe bus hoặc máy bay, gợi ý bé quan sát và tìm một màu cụ thể trong các thứ xung quanh. 36. Làm việc nhà vừa sức: dọn đồ chơi, phân loại quần áo… để dần dần xây dựng ý thức tự giác và trách nhiệm trong tương lai. 37. Phân biệt và so sánh: đong nước từ cốc to sang cốc nhỏ, phân biệt nhiều ít, đầy vơi, lớn nhỏ, nặng nhẹ… Quá trình giáo dục sớm cho con luôn mang lại hiệu quả tốt nhất khi được áp dụng đúng cách, với một tâm thế thoải mái cho cả bố mẹ và con cái. Học hỏi là việc cả đời, và đã bắt đầu từ trước cả khi chúng ta sinh ra. Bố mẹ hãy chăm chút cho sự phát triển trí tuệ của con, nhưng hết sức tránh nóng vội, nghi ngờ, hay những kỳ vọng gây áp lực, để con lớn lên thật hạnh phúc, bố mẹ nhé!