Hình dáng mang bầu có thể mang lại nhiều chướng ngại cho mẹ. Nhiều mẹ thắc mắc chửa bụng trên hay bụng dưới thì dễ đẻ hơn. Liệu điều này có gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của thai nhi không? Mẹ phải làm thế nào để có một thai kỳ khoẻ mạnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời những câu hỏi này. Mang thai bụng trên và mang thai bụng dưới là gì? Chửa bụng trên được hiểu đơn giản là phần bụng bầu của mẹ cao hơn bình thường so với những mẹ bầu khác. Ngược lại, mang thai bụng dưới (chửa bụng dưới) là tình trạng bụng bầu to và chèn ngang ở phần dưới bụng. Tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người và vị trí của thai nhi trong tử cung mà quyết định đến việc mẹ mang bầu bụng trên hay dưới. Dù mẹ mang thai bụng trên hay dưới cũng không ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé, do đó mẹ bầu không cần quá lo lắng về tình trạng này. >>Xem thêm: viên sắt cho bà bầu Có bầu bụng trên hay dưới dễ đẻ hơn? Mẹ mang thai bụng trên hay dưới chỉ đơn thuần phản ánh cơ bụng của mẹ bầu và vị trí mà thai nhi đang làm tổ trong tử cung. Điều này không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của bé. Trên thực tế, việc sinh dễ hay khó sẽ phụ thuộc vào sức khoẻ của sản phụ cũng như độ mở của tử cung chứ không liên quan đến việc mẹ mang thai bụng trên hay dưới. Tuy nhiên, theo nhiều khảo sát từ các mẹ bầu, việc mang thai bụng trên sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn một chút so với việc mang bầu bụng dưới. Trong tam ca nguyệt thứ ba, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý đến tình trạng bụng tụt xuống bởi đây chính là dấu hiệu sắp sinh phổ biến. Với những mẹ sinh con lần đầu, bụng sẽ tụt xuống khoảng từ 2-4 tuần trước khi sinh. Với những mẹ sinh con lần 2,3, hiện tượng này có thể xảy ra khi bắt đầu chuyển dạ. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu thấy vùng bụng dưới bị sưng, thường xuyên xuất hiện những cơn đau vào ban đêm hay lúc sáng sớm thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu sinh non nguy hiểm. >>xem thêm: uống sắt với nước cam được không Để có một thai kỳ khoẻ mạnh mẹ cần làm gì? Việc mang thai bụng dưới hay bụng trên không quá quan trọng bằng việc mẹ phải làm sao để có một thai kỳ khoẻ mạnh, bé phát triển tốt. Do đó, những việc mẹ cần làm là: Chế độ ăn uống khoa học: Việc bổ sung đa dạng các dưỡng chất trong thai kỳ là điều vô cùng cần thiết. Ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, thịt, cá, trứng, sữa,… Uống nhiều nước. Hạn chế những đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Giữ tinh thần thoải mái: Thư giãn, chia sẻ và trò chuyện nhiều hơn cùng người thân, bạn bè sẽ giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái nhất. Bổ sung các khoáng chất như sắt, canxi, DHA cho bà bầu đúng và đủ về liều lượng, đúng thời điểm thích hợp Chế độ tập luyện hợp lý: Dù mang thai bụng trên hay dưới thì cũng cần có một chế độ tập luyện phù hợp để nâng cao sức khoẻ. Tránh nằm một chỗ quá nhiều, trừ những mẹ bầu có sức khoẻ yếu, tiền sử sinh non, sảy thai được bác sĩ khuyên hạn chế đi lại. Trong trường hợp phát hiện có những biểu hiện bất thường: Bụng quá lớn (tăng cân, tiểu đường thai kỳ, đa ối,…) hoặc quá nhỏ (thiếu nước ối, huyết áp cao,…), bụng dưới bị đau tức,… thì cần đến các cơ sở y tế để theo dõi và xử lý kịp thời. Tuỳ theo từng nguyên nhân và các triệu chứng khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và lưu ý hợp lý để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. >>Xem thêm: uống sắt lúc nào tốt nhất cho bà bầu Hi vọng qua bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bầu bụng trên hay bụng dưới thì dễ đẻ. Mong rằng mẹ có nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ thật tốt, giữ tinh thần thoải mái để có một thai kỳ khoẻ mạnh.