Tiếng khóc đêm của trẻ thường khiến mẹ lo lắng về vấn đề sức khỏe. Liệu đây có phải tình trạng bệnh lý nguy hiểm? Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Có phải do thiếu canxi? Sau đây chuyên gia Nhi khoa sẽ giải đáp chi tiết cho mẹ về vấn đề này. 1. Trẻ hay khóc đêm do thiếu Vitamin D3 Vitamin D3 đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ: – Tăng cường hấp thu canxi ruột, là bước đệm giúp Canxi được vận chuyển đến xương hiệu quả. – Phát triển xương và duy trì chất lượng giấc ngủ cho trẻ. Do vậy việc thiếu hụt vitamin D3 gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, đặc biệt là gây quấy khóc đêm, giật mình, ngủ không sâu giấc. Canxi trong cơ thể trẻ không được hấp thu vào máu khiến trẻ dễ bị còi xương, chậm lớn. Để khắc phục vấn đề này, giải pháp tốt nhất là bổ sung sản phẩm Vitamin D3 chuyên biệt. Việc này giúp đáp ứng đủ nhu cầu D3 theo từng độ tuổi đối với trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể cung cấp D3 cho bé qua sữa mẹ hay các thực phẩm hàng ngày như tôm, cá hồi, cá trích, nấm, sữa, sữa chua… Tuy nhiên cần đảm bảo đúng liều lượng theo WHO khuyến cáo. 2. Thiếu Canxi Canxi là thành phần quan trọng của xương và răng. Hơn nữa, đây còn là khoáng chất giúp dẫn truyền các tín hiệu thần kinh. Ở trẻ hay khóc đêm do thiếu canxi, hệ thần bị tác động và thường ở trạng thái hưng phấn. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ trằn trọc, quấy khóc đêm, ngủ giật mình và có tâm lý hoảng sợ. Tiếng khóc của bé cũng đặc trưng, khác với tiếng khóc bình thường: + Khóc thét kèm mặt đỏ, đôi khi tím tái. + Toàn thân co lại, hai tay năm chặt + Càng dỗ bé càng khóc to. Thời gian khóc kéo dài vài giờ hoặc xuyên đêm. Thiếu canxi cũng là lý do gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Trẻ có biểu hiện chậm lớn, biếng ăn, mệt mỏi, suy dinh dưỡng. Sức khỏe của trẻ không đảm bảo cùng với sự trằn trọc khi ngủ sẽ khiến trẻ dễ bị kiệt sức, quấy khóc, mệt mỏi khiến cho giấc ngủ chập chờn. Việc khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm do thiếu Canxi cũng cần xác định chính xác: Thiếu Canxi do cung cấp không đủ nhu cầu của trẻ hay thiếu do cơ thể bé không hấp thu đủ Canxi. Từ đó mới áp dụng phương pháp cải thiện phù hợp nhất. Nếu mẹ đang thắc mắc: “Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?” và cần giải quyết bằng cách nào, vui lòng để lại thông tin. Dược sĩ chuyên môn sẽ liên hệ để đánh giá tình trạng và tư vấn miễn phí về vấn đề này. 3. Trẻ quấy khóc đêm do thiếu kẽm Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Bởi kẽm đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy chiều cao, cân nặng của trẻ. Kẽm làm tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh,… Do vậy khi thiếu hụt kẽm, ở trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, giảm ăn, rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, trẻ khó ngủ về đêm, hay quấy khóc, thậm chí có thể rối loạn vị giác và khứu giác, phản xạ chậm chạp,… Nguồn bổ sung kẽm tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi là sữa mẹ. Tuy nhiên, hàm lượng kẽm trong sữa sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy mẹ cần bổ sung thêm kẽm cho bé từ các nguồn thực phẩm thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, tôm đồng, lươn… 4. Thiếu Magie Magie tham gia vào quá trình chuyển hóa ở hệ thần kinh và tim mạch. Nguyên tố này kích thích sản xuất Melatonin, hormone điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Bên cạnh đó, magie cũng làm tăng chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, từ đó giúp làm dịu thần kinh. Biểu hiện thiếu magie thường thấy ở bé là khó ngủ, nhịp tim bất thường, mí mắt co giật, co cứng cơ, mắc các bệnh về da,… Để khắc phục điều này, mẹ có thể bổ sung magie cho bé từ nguồn thực phẩm như chuối, bơ, rau bina, gạo lứt, ngũ cốc,… 5. Trẻ hay quấy khóc đêm thiếu chất gì – Thiếu Protein Protein chứa các acid amin, là thành phần cơ bản cấu tạo nên các tế bào của cơ thể. Các acid amin đóng vai trò trong việc sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh điển hình như GABA, endorphin, serotonin. Thiếu hụt protein sẽ dẫn đến tình trạng bé quấy khóc về đêm, phản ứng chậm, khả năng tập trung kém. Biểu hiện: + Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình tỉnh giấc, gắt ngủ. + Trẻ mệt mỏi, uể oải. Lờ đờ phản ứng chậm + Suy dinh dưỡng. Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn + Xuất hiện các dải trắng trên móng tay. Bổ sung đủ protein giúp tinh thần bé sẽ được xoa dịu, thoải mái và có giấc ngủ sâu hơn. Mẹ có thể bổ sung protein cho bé bằng các thực phẩm như trứng, thịt bò, thịt gà… 6. Thiếu Sắt Lượng sắt trong cơ thể rất ít nhưng nó cần thiết cho sự sống. Sắt có mặt trong tế bào Hemoglobin, đóng vai trò vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt sẽ gây ra nhiều vấn đề liên quan đến não bộ, trẻ thường xuyên thấy mệt mỏi, phản ứng chậm, hay khóc đêm. Mẹ cần thêm các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn hằng ngày của bé như yến mạch, hạnh nhân, súp lơ. Các loại thịt giàu Protein như thịt bò, thịt gà, trứng… 7. Thiếu Vitamin B12 cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của thần kinh. Khi thiếu vitamin B12, trẻ sẽ bị khó ngủ, quấy khóc, chậm phát triển, tiêu chảy kéo dài,… Mẹ có thể bổ sung vitamin B12 qua các thực phẩm như sữa, cá, thịt nạc, gan, tim động vật,…