Mẹ có bỡ ngỡ khi bé nhà mình chuẩn bị bước sang giai đoạn ăn dặm? Mẹ cần chuẩn bị những gì cho bé bước sang giai đoạn phát triển mới? Bài viết này sẽ chia sẻ cho mẹ bí quyết chăm trẻ ăn dặm đơn giản mẹ nên biết. 1. Kinh nghiệm chăm trẻ ăn dặm với những món ăn dặm phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ Giai đoạn trẻ 6 tháng – 8 tháng tuổi Khi trẻ 6 tháng tuổi, đây phù hợp nhất để tập cho trẻ ăn dặm. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập làm quen với chế độ ăn dặm. Mẹ nên chuẩn bị cho bé những món ăn mềm và dễ tiêu. Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chủ yếu cho bé trong thời gian này. Mẹ nên chuẩn bị cho bé những món ăn mềm và dễ tiêu Mẹ không nên quá quan tâm đến số lượng thức ăn trẻ ăn được mỗi bữa, hãy để trẻ ăn theo nhu cầu và tăng dần lượng ăn từ từ để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ kịp thích nghi nhé. Mẹ nên cho bé tập ăn các món cháo loãng, bột nấu từ gạo đầu tiên, sau đó là các loại rau củ nghiền nhuyễn với số bữa là 1 bữa/ ngày, rồi tăng lên 2 bữa/ ngày. Giai đoạn trẻ từ 9 tháng – 11 tháng tuổi Giai đoạn này cấu trúc món ăn trẻ có thể ăn được ở thể đặc hơn và số bữa tăng lên 2 – 3 bữa/ ngày. Lúc này, mẹ nên chó bé làm quen với nhóm thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt, cá, tôm, cua và dầu mỡ. Mẹ vẫn duy trì cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nhé. Giai đoạn trẻ trên 1 tuổi Ở giai đoạn này, kĩ năng nhai nuốt của trẻ đã thuần thục và răng cũng đã mọc nhiều hơn, vậy nên trẻ có thể ăn đa dạng các loại thức ăn với số bữa từ 3 – 4 bữa/ ngày. Các bữa ăn trong ngày của bé cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng từ chất đạm – tinh bột – chất béo – vitamin và khoáng chất. Mẹ nên kết hợp nhiều loại thức phẩm và cách chế biến khác nhau để bữa ăn của trẻ thêm phong phú, lúc này trẻ đã có thể ăn cơm cùng với các món ăn, đổi bữa với các món nui xào, mì sợi, phở… Mẹ nên lưu ý: Một trong những kinh nghiệm chăm trẻ ăn dặm, mẹ cần đặc biệt lưu ý trong việc nêm gia vị các món ăn dặm của trẻ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn trẻ tập ăn dặm từ 6 tháng – dưới 1 tuổi, mẹ không nên nêm gia vị (đường, muối, bột ngọt…) vào các món ăn của bé. Trẻ nên được trải nghiệm những hương vị sẵn có, nguyên bản từ các loại thực phẩm rau củ, thịt cá… Mẹ không nên nêm gia vị vào các món ăn dặm của bé Khi trẻ trên 12 tháng tuổi, để gia tăng vị giác cho trẻ mẹ có thể nêm gia vị vào các món ăn. Tuy vậy, mẹ cần lưu ý khẩu vị của bé luôn nhạt hơn với người lớn. Vậy nên, nếu mẹ thử món ăn vừa miệng với mẹ tức là món ăn này đã bị mặn đối với bé. Trẻ phải ăn món ăn nêm quá mặn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sở thích ăn uống của bé sau này. 2. Cách chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm mẹ cần nhớ Để đảm bảo tối ưu sự hấp thu dinh dưỡng cho các bé trong độ tuổi ăn dặm, mẹ nên khéo léo kết hợp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu bao gồm: tinh bột – chất đạm – chất béo- vitamin và khoáng chất. Những kinh nghiệm chọn thực phẩm dưới đây là bước khởi đầu khi mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm thành công và hiệu quả. Mẹ cùng tìm hiểu ngay nhé. Mẹ nên kết hợp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu trong món ăn dặm cho bé Nhóm chất đạm Nhóm chất này cung cấp các axit amin giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phục hồi tế bào cho bé. Bé nên được bổ sung đa dạng chất đạm từ thực vật trong các loại đậu, hạt, bơ ngũ cốc… và cả chất đạm từ động vật như thịt, cá, tôm, cua… Với những thực phẩm thịt, cá.., mẹ nên ưu tiên mua ở những điểm bán có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cách chăn nuôi hợp vệ sinh, thực phẩm được cho gia súc, gia cầm ăn sạch sẽ. Nhóm chất béo Mẹ đừng quên các loại chất béo tốt như dầu mè, dầu gạo, mỡ cá… khi cho trẻ ăn dặm nhé. Những chất béo này không chỉ là dung môi giúp các vitamin A, D, K, E,… có thể hòa tan hấp thụ vào cơ thể bé, mà còn là dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển não bộ. Nhóm chất tinh bột Mẹ ưu tiên chọn lựa những thực phẩm như gạo, ngô, khoai, yến mạch, các loại ngũ cốc… Đây là nhóm chất giàu dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng cho bé. Các loại ngũ cốc rất dễ bị ẩm mốc, vậy nên mẹ chỉ cần mua vừa đủ dùng,chọn mua các loại hạt chắc, mẩy, để nơi khô ráo, thoáng mát. Nhóm vitamin- khoáng chất Rau củ quả chứa dồi dào vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên chọn mưa rau củ quả theo mùa, ưu tiên những loại rau quả hữu cơ, trồng an toàn không phun thuốc trừ sau, thuốc hóa học. Trước khi chế biến hay cho trẻ ăn, rau củ quả cần được rửa sạch, ngâm với muối hoặc giấm để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé. Ngoài những kinh nghiệm chăm trẻ ăn dặm ở trên, đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể kết hợp bổ sung cho bé sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Điều này sẽ tạo nền tảng giúp bé hấp thu tốt và nâng cao sức đề kháng, tránh xa các bệnh ốm vặt. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ các thảo dược lành tính như hồng sâm, khúng khiếng, thảo quả,… và kết hợp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, vitamin C, vitamin D,… giúp tăng đề kháng cho trẻ, nâng cao sức khỏe tối ưu cho bé. Đồng thời,mẹ nên tìm hiểu và chọn mua sản phẩm từ những thương hiệu uy tin, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cải thiện sức khỏe của bé.