40 tuần mang thai sắp tới mẹ đã biết phải làm gì chưa? Mẹ có thể tham khảo những điều cần làm trong 40 tuần mang thai dưới đây nhé: Tuần 1 Xin chúc mừng! Mẹ có thể đã có thai rồi đấy! Đây là những gì mẹ cần làm bây giờ: 1. Bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh nếu mẹ chưa dùng. 2. Viết ra ngày bị kinh nguyệt gần nhất. 3. Cùng đối tác của mình kiểm tra lại lịch sử sức khỏe gia đình, bao gồm rối loạn di truyền hoặc nhiễm sắc thể. 4. Bỏ hút thuốc (nếu có), và tập trung vào chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi Tuần 2 1. Giảm lượng caffeine hằng ngày mẹ nạp vào. 2. Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc an toàn trong thai kỳ. 3. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. 4. Nói chuyện với bác sĩ về thói quen tập thể dục của mẹ. Lưu ý: Nó sẽ không gây hại cho em bé và cơ thể mẹ sẽ cho mẹ biết khi nào đến lúc phải chậm lại. Sự phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi Tuần 3 1. Tìm kiếm những dấu hiệu sớm của thai kỳ. 2. Mua que thử thai tại nhà. 3. Tìm hiểu những thực phẩm bạn nên tránh trong thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi Tuần 4 1. Tiến hành thử thai nếu không thấy có kinh nguyệt 2. Nói với đối tác của bạn chuyện bạn có thai! 3. Đặt lịch hẹn gặp bác sĩ để xác nhận mang thai. 4. Xem xét lựa chọn của một nữ hộ sinh có chuyên môn. Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi Tuần 5 1. Mua sách kiến thức về mang thai. 2. Tải xuống ứng dụng APP mang thai để giúp mẹ theo dõi trong 8 tháng tới. 3. Mua 1 cuốn sổ hoặc ghi lại vào máy tính, điện thoại các mốc, triệu chứng và câu hỏi, thắc mắc của mẹ trong chín tháng tới. 4. Tham gia các hội nhóm mang thai để thảo luận và giao lưu. 5. Uống nhiều nước. 6. Mua bảo hiểm, tìm bác sĩ và bệnh viện dự định sẽ sinh bé. Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi Tuần 6 1. Nếu mẹ đã sẵn sàng, hãy bắt đầu chia sẻ tin vui với các thành viên gia đình và bạn bè thân thiết. 2. Để bố làm các việc phải tiếp xúc với hóa chất hay lông chó, mèo. 3. Thử các biện pháp chống ốm nghé 4. Tìm kiếm một bác sĩ bạn cảm thấy có thể tin tưởng để xin tư vấn cho tới lúc sinh em bé bất cứ lúc nào. Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi Tuần 7 1. Lên lịch và chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên, điều này sẽ xảy ra trong khoảng từ 8 đến 12 tuần. 2. Lập danh sách các câu hỏi cho cuộc hẹn với bác sĩ lần đầu tiên 3. Loại khỏi các sản phẩm chứa hóa chất không được dùng cho bà bầu trong đống đồ mĩ phẩm 4. Mua đai nịt bụng/đai đỡ bụng Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi Tuần 8 1. Mua một chiếc áo ngực mới, áo ngực dành cho bà bầu hoặc chỉ là kiểu lớn hơn, mềm hơn. 2. Tập bài tập Kegel hằng ngày. 3. Uống thuốc kháng axit để chuẩn bị cho chứng ợ nóng khi mang thai, cùng với các loại thuốc khác. 4. Hẹn với nha sĩ và đi khám răng 5. Thảo luận về các xét nghiệm tiền sản với bác sĩ Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi Tuần 9 1. Tạo ngân sách dành cho bé. 2. Lập danh sách những việc cần làm trước khi sinh cho tất cả những điều bạn muốn hoàn thành hoặc tận hưởng trước khi bé đến. 3. Xem lại các chất tẩy rửa trong gia đình và đổi thành các loại chất tẩy hữu cơ không chứa hóa chất thân thiện với môi trường và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 4. Ăn nhiều trái cây và rau quả. 5. Đi dạo, hoặc tập 30 phút cho một bài tập vừa phải, và biến nó thành một phần của thói quen hàng ngày. Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi Tuần 10 1. Rửa tay thường xuyên để tránh bị cảm lạnh hoặc cúm. 2. Thử các biện pháp tự nhiên cho chứng khó tiêu. 3. Đi mua sắm quần áo bà bầu. 4. Xem lại chính sách nghỉ thai sản của công ty. 5. Nếu bạn đang hy vọng có sinh thường sau sinh mổ (VBAC) nhưng bác sĩ của bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này thì nên tìm hiểu kĩ và tìm đến các bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực này Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 10 Tuần 11 1. Giữ ẩm bụng, hông và đùi hàng ngày để ngăn ngừa ngứa, khô da khi da bụng bị căng. 2. Tránh bồn tắm nước nóng, phòng xông hơi, phòng tắm hơi, tập thể dục trong thời tiết nóng bức, tắm siêu nóng hoặc bất cứ điều gì khác có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn trên 102 độ. 3. Sàng lọc trong ba tháng đầu thai kì để giúp bác sĩ của bạn quyết định những xét nghiệm nào có thể được đảm bảo. 4. Nếu được bác sĩ khuyên thì nên kiểm tra các bất thường về nhiễm sắc thể thông qua việc đo độ mờ da gáy (NT) và lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS). 5. Lắng nghe nhịp tim của em bé bằng máy nghe tim thai Doppler tại cuộc hẹn với bác sĩ, nếu có thể. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 11 Tuần 12 1. Lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ babymoon để hâm nóng tình cảm vợ chồng. 2. Mua gối ôm hoặc gối chữ C để ngủ. 3. Nhớ khởi động làm nóng cơ thể thật kĩ trước khi tập thể dục vì dây chằng và khớp của mẹ bây giờ đã được nới lỏng. 4. Tránh bất kỳ bài tập nào tạo sức ép lên lưng của mẹ (gập bụng, Pilates, v.v.). 5. Nếu bạn sinh song thai hoặc đa thai, bác sĩ sẽ có thể phát hiện thêm em bé trong lần siêu âm tiếp theo của bạn. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 12 Tuần 13 1. Bắt đầu nghĩ về tên của em bé. 2. Bắt đầu ngủ nghiêng. 3. Nghiên cứu bác sĩ nhi khoa. 4. Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn để ngăn ngừa chứng ợ nóng. 5. Cân nhắc việc mượn quần áo bà bầu trước đây từ bạn bè hoặc gia đình. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 13 Tuần 14 1. Thông báo với gia đình và bạn bè tin vui này nếu bạn chưa nói 2. Nói với sếp tin bạn sắp làm mẹ 3. Giảm bớt số lượng công việc mẹ vẫn thường làm tại cơ quan hoặc tại nhà 4. Bắt đầu chụp bụng bầu hàng tuần Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 14 Tuần 15 1. Đăng ký một lớp yoga trước khi sinh. 2. Tăng cường cơ bụng của mẹ hằng này với tư thế pelvic tilts (hay còn gọi là Cat – Cow). 3. Nói chuyện với bạn đời về việc tìm hiểu giới tính của em bé. 4. Nếu mẹ mang thai ở độ tuổi trên 35, tiến hành chọc ối xét nghiệm nếu được bác sĩ khuyến nghị. 5. Hỏi bác sĩ về việc tiến hành xét nghiệm “sàng lọc đa chất chỉ điểm” (multiple marker screening) Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 15 Tuần 16 1. Bổ sung canxi từ thực phẩm từ sữa ít chất béo hoặc chất bổ sung. 2. Tìm hiểu về dịch vụ sinh tại các bệnh viện nơi mẹ sống 3. Tìm hiêu cách làm hồ sơ sinh 4. Hỏi người thân và bạn bè về kinh nghiệm sinh nở của họ. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 16 Tuần 17 1. Ghi chú bằng giấy nhớ hoặc điện thoại các việc quan trọng đề phòng mẹ dễ bị quên khi mang thai. 2. Đăng kí dịch vụ mát xa trước khi sinh 4. Đăng ký một lớp học sinh nở. 5. Thiết lập quỹ tài chính về giáo dục cho em bé trong tương lai Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 17 Tuần 18 1. Tìm hiểu hoặc cân nhắc đăng ký một lớp kỹ thuật sơ cứu trẻ nhỏ ngạt thở cấp do dị vật đường hô hấp, các lớp hướng dẫn cho con bú trước khi sinh hoặc các lớp chăm sóc trẻ sơ sinh. 2. Tìm kiếm sự hỗ trợ nhiều hơn của ghế ngồi và các vật dụng tựa lưng giúp mẹ bớt đau lưng. 3. Là con trai hay là con gái nhỉ? Lúc này mẹ có thể siêu âm để biết giới tính của thai nhi rồi đó! Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 Tuần 19 1. Scan ảnh siêu âm của bé để lưu lại và gửi e-mail và Facebook cho bạn bè. 2. Có một đêm hẹn hò với chồng. 3. Nghiên cứu đồ nội thất phù hợp với trẻ nhỏ. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19 Tuần 20 1. Nói chuyện với nửa kia của bạn về cách sắp xếp cuộc sống sau khi sinh em bé. 2. Chắc chắn là mẹ chỉ chọn giầy bệt và giầy chống trơn trượt từ bây giờ cho tới lúc sinh em bé đấy nhé! 3. Tìm hiểu các triệu chứng và nguy cơ của tiền sản giật. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 20 Tuần 21 1. Nghiên cứu những ưu và nhược điểm của việc cho con bú từ đó quyết định những gì tốt nhất cho em bé. 2. Xử lý các vấn đề tồn đọng chưa xử lý trong gia đình. 3. Mua áo ngực cho bà bầu mới Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 21 Tuần 22 1. Bây giờ chắc bố mẹ đã biết giới tính của em bé, bố mẹ đã nghĩ ra tên cho em bé chưa? 2. Tránh ngồi bắt chéo chân, ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế, điều này có thể dẫn tới máu dồn xuống chân làm giãn tĩnh mạch. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 22 Tuần 23 1. Đi mua sắm quần áo bà bầu nhiều hơn. 2. Bố mẹ đã quyết định được tên cho em bé chưa? 2. Tuyệt đối tránh những nơi khó khói thuốc mẹ nhé! Sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi Tuần 24 1. Xem xét các lựa chọn chăm sóc bé nếu mẹ dự định quay lại làm việc sau khi nghỉ sinh. 2. Tìm hiểu các nhà trẻ. 3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi Tuần 25 1. Tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, và thêm quyền giám hộ vào di chúc của bạn. 2. Lên kế hoạch đi sinh. 3. Đăng ký trước tại bệnh viện dự định sinh nếu có thể. Sự phát trển của thai nhi 25 tuần tuổi Tuần 26 1. Khám nha khoa 2. Tránh đi du lịch vào kì tam cá nguyệt thứ 3 3. Kiểm tra dung nạp glucose. Sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi Tuần 27 1. Chọn màu và cách trang trí cho phòng em bé 2. Nghiên cứu lưu trữ ngân hàng máu cuống rốn. Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổi Tuần 28 1. Bắt đầu gặp bác sĩ hai tuần một lần. 2. Sắp xếp nhà cửa với các vật dụng babyproof tránh xa tầm tay của bé. 3. Cho bố cảm nhận em bé đạp trong bụng mẹ. 5. Nếu ngón tay của bạn bị sưng, hãy tháo nhẫn ra và cất chúng ở nơi an toàn cho đến khi sinh xong 6. Tùy thuộc vào nhóm máu của bố và mẹ, mẹ có thể được tiêm RhoGAM. Sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi Tuần 29 1. Hoàn thiện căn phòng của bé và đảm bảo không có gì nguy hiểm trong đó. 2. Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ để giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ. Sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi Tuần 30 1. Mua ghế ngồi ô tô, xe đẩy và các vật dụng cần thiết cho bé 2. Cảm nhận những cú đạp ngày một nhiều hơn của bé 3. Chuẩn bị đồ đi sinh. 4. Tìm hiẻu các dấu hiệu chuyển dạ sớm. 5. Thử tập các bài tập giúp mẹ dễ sinh nở. Thai kỳ tuần thứ 30: Tần số cử động của thai trong ngày nói lên điều gì ở sức khỏe thai nhi? Tuần 31 1. Ăn thực phẩm giàu chất sắt. 2. Nếu bạn có kế hoạch thuê người giúp việc thì cần bắt tay vào tìm kiếm ngay rồi! 3. Lên kế hoạch nghỉ thai sản. 4. Chuẩn bị vật dụng y tế cho bé. Thai Nhi Tuần 31: Bé Lớn Nhanh Như Thổi Tuần 32 1. Lên kế hoạch chăm sóc cho những đứa trẻ khác hoặc thú cưng của mẹ khi mẹ chuyển dạ. 2. Đi cắt tóc. 3. Thiết lập nhà trẻ của bé. 4. Bắt đầu gặp bác sĩ hàng tuần cho tới lúc sinh Thai Nhi Tuần thứ 32: Con đang nếm mùi vị thức ăn mà mẹ ăn vào Tuần 33 1. Đọc nhiều hơn các sách hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh. 2. Dọn dẹp nhà cửa, xe ô tô của bạn để nhường chỗ cho bé. 3. Kiểm tra chất lượng xe cộ để đảm bảo an toàn khi chở mẹ và bé Tuần thứ 33 của thai kỳ – não và các giác quan của bé phát triển mạnh mẽ Tuần 34 1. Gọi cho công ty bảo hiểm để tìm hiểu về các gói bảo hiểm cho bé hoặc thêm em bé vào dịch vụ mẹ đang dùng 2. Kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). 3. Mua bất kỳ món đồ nào mẹ cần để cảm thấy được phục hồi sau sinh. 4. Gặp gỡ bác sĩ để đưa ra những lựa chọn cuối cho việc sinh nở Mang thai tuần thứ 34 – em bé tò mò về giọng nói của bạn Tuần 35 1. Mua sách cho bé 2. Theo dõi các group cho con bú để học hỏi kinh nghiệm 3. Kiểm tra lại xem mua thiếu đồ đi sinh nào nữa không? Mang thai tuần thứ 35 – bé của bạn mũm mĩm hồng hào Tuần 36 1. Tiến hành thử nghiệm Non-tress test nếu được bác sĩ kiến nghị. 2. Xem lại kế hoạch sinh của bạn với bác sĩ 3. Ngủ nhiều hơn và ngủ thêm vào mỗi sáng. Mang thai tuần thứ 36 – bé nhận ra những bài hát ru của mẹ Tuần 37 1. Nếu bạn có em bé lớn, hãy chắc chắn giúp con chuẩn bị tâm lý cho sự xuất hiện của thành viên mới trong gia đình 2. Lập kế hoạch cho vài tuần đầu tiên của bạn với em bé bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ thêm của ông bà, hoặc các vật dụng giúp việc gia đình 3. Chuẩn bị tã và sữa công thức trong trường hợp cần dùng 4. Giặt quần áo em bé và các vật dụng khác của em bé. Thai nhi tuần thứ 37 – ngón tay của bé đã phát triển và khéo léo hơn, bé có thể cầm nắm Tuần 38 1. Chắc chắn về nguồn ngân sách bố mẹ cần chuẩn bị cho việc sinh em bé 2. Lập danh sách những người bạn muốn thông báo em bé đã ra đời, bao gồm số điện thoại và địa chỉ email. 3. Mẹ đã quyết định được tên của bé chưa? Thai nhi tuần 38 – bé sẵn sàng để giao tiếp qua tiếng khóc the thé của mình Tuần 39 1. Thực hành các bài tập hít thở hỗ trợ cho sinh nở 2. Kết thúc công việc và ghi lại tiến độ công việc để mẹ dễ dàng theo dõi khi quay lại sau khi nghỉ sinh Thai kỳ tuần 39 – bé của bạn to bằng quả dưa hấu xinh xắn Tuần 40 1. Hãy sẵn sàng cho việc vỡ ối, hoặc sự xuất hiện của chất nhầy và xuất huyết. 2. Đếm các cơn co thắt. 3. Mua một vài túi chườm lạnh trữ tại nhà Thai kỳ tuần 40 – bạn đã sẵn sàng đã nhìn em bé chào đời chưa? Tuần 41 1. Tận hưởng những cú đá cuối cùng của con khi con còn nằm trong bụng mẹ 2. Tập squats để giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng hơn 3. Tận dụng thời gian để nghỉ ngơi. Tuần 42 1. Áp dụng một vài biện pháp giúp chuyển dạ dễ dàng hơn (hoặc ít nhất là giữ cho tinh thần của mẹ luôn thoải mái) – tránh ăn thức ăn cay, quan hệ tình dục, đi dạo hoặc kích thích núm vú của bạn. 2. Kiểm tra thử nghiệm non-stress hoặc xét nghiệm CST (theo dõi tim thai qua biến động cơn gò tử cung) 3. Đi đến bệnh viện khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ. Những ngày tháng mang thai chắc chắn sẽ là những ngày tháng đặc biệt không thể nào quên của bất cứ người mẹ nào. Đồng hành cùng con trong 40 tuần chắc chắn có rất nhiều việc để làm, những nội dung trên đây chỉ mang tính chất tham khảo để mẹ có thể chuẩn bị cho mình một thai kì tốt hơn và căn cứ vào hoàn cảnh và sự tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh cho phù hợp mẹ nhé! Chúc các mẹ mẹ tròn con vuông! Nguồn tham khảo: parents