Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chế độ ăn giúp mẹ bầu ít tăng cân mà con đủ dinh dưỡng

  • Mẹ Sóc Blogger
    Sóc 5 tuổi 9 tháng

[CHẾ ĐỘ ĂN CỦA MẸ SÓC KHI MANG BẦU]
🚫Thực phẩm không đụng đũa:
- Ngải cứu (có người dùng để an thai, nhưng có người k hợp ăn vào ra thai luôn -> bỏ qua cho an toàn)
- Rau ngót (thèm lắm cũng chỉ dám ăn tí tí canh nấu loảng thôi)
- Măng các loại (cả tươi cả khô cả ngâm)
- Các loại nước có gas, cafe, rượu
💢Thực phẩm ăn kiểu chấm mút cho đỡ thèm:
- Các thực phẩm chứa nhiều vtmA: hạn chế ăn (lý do tại sao search google sẽ có chi tiết)
- Dứa: nghe giang hồ đồn là nó làm mềm tử cung -> thèm lắm cũng chỉ ăn đôi ba miếng (chừng 1/4 quả)
- Cà muối/dưa muối: hạn chế tối đa, thèm quá thì đò đưa tí thôi
- Nhãn: ăn cho vui chứ k ăn quá nhiều 100-200gr/ lần
💯Thực phẩm nên có trong khẩu phần hàng ngày:
- Chuối: bổ sung nhiều vtm thiết yếu cho cơ thể (ăn vào bữa phụ, vừa đỡ đói lại k lo thừa cân, béo phì). Mẹ Sóc ngày ăn 1-2 quả, nhất là dịp nghén, ăn gì cũng nôn. Sau sợ ngọt chả ăn được nữa, ăn được 3 tháng đầu thôi ý.
- Cam, bưởi: cực kỳ thiết yếu vì nó bổ sung acid folic (là thành phần quan trọng để hoàn thiện hệ thần kinh đồng thời giảm nguy cơ dị tật thai nhi), nó cũng giúp vượt qua cảm giác buồn nôn nếu bị nghén 🤣 mẹ Sóc thì 3 tháng đầu + tháng thứ 5 và 6 duy trì ăn ngày 1-2 quả cam, bưởi thì 1/2 quả. Các tháng khác ăn theo nhu cầu (nhưng thường là 2 ngày 1 quả cam 🤣 vài hôm lại ăn 1 quả bưởi)
- Táo tàu: giúp tăng chất chống oxi hoá, đẹp da, tốt cho hệ thần kinh của mẹ bầu. Mẹ Sóc chén ngày 2-3 quả size 6-7q/kg
- Cua, tôm, ốc: bổ sung canxi. Cái này thì mẹ Sóc k khoái ăn tôm và ốc lắm nên tuần cũng chỉ ăn 2-3 bữa tôm thôi, ốc thì cả thai kỳ chắc số lần ăn k quá 5 🤣 cua thì bố Sóc k ăn -> mẹ Sóc cũng chả ăn mấy, ra quán gọi bún cua đc đâu chục lần thì phải 🙃
- Nước dừa tươi: bổ sung từ tháng thứ 4 (nếu k nghén) hoặc 5 (nếu nghén), mẹ Sóc bổ sung từ tháng thứ 5, mỗi tuần 1 quả.
- Trứng vịt lộn: cực kỳ giàu dinh dưỡng, nhưng cũng dễ làm tăng cholesterol trong máu nên ăn phải điều độ. Mẹ Sóc áp dụng chế độ ăn là 3-4 ngày 1 quả (2 tuần 3 quả, 1 lần ăn 1 quả), chỉ ăn vào buổi sáng. Con tăng cân đều và đủ chất mà mẹ k béo.
❌❌❌ Nhưng k ăn kèm rau răm nha các mẹ
♨️Còn lại các thực phẩm khác mẹ cua vẫn ăn và ăn điều độ (k ăn quá nhiều dù thèm hay không) theo chế độ mà bác sĩ (của lớp học tiền sản do Bibomart tổ chức) khuyến khích:
- Tinh bột thành phẩm (gồm tất tần tật như cơm, bún, phở, bánh có thành phần tinh bột): 400gr/24h ~ 3 bát cơm
- Protein (đạm): 400gr/24h
- Hoa quả: 500gr/24h
- Nước (bao gồm cả nước canh): 2.5-3l/24h
- Rau xanh: ưu tiên món luộc
- Muối: ăn nhạt (tránh tích nước gây phù nề)
- Đường: hạn chế
- Canxi: 1500mg/24h, trong đó bổ sung từ thức ăn khoảng 500mg, còn lại bổ sung bằng viên uống là 1000mg
- Sắt: 100mg/24h, trong đó bổ sung từ thức ăn (thực phẩm có màu đỏ) là 40mg, từ viên uống là 60mg (chỉ cần chọn loại vtm tổng hợp có hàm lượng sắt cao là được, k nhất thiết uống riêng viên sắt ngoài, dễ bị nóng trong dẫn đến táo bón)
Đến tháng cuối do bạn Sóc vẫn tăng cân ầm ầm, mà mẹ Sóc lại muốn khống chế cân nặng của bạn ý trong khoảng 3.2-3.3kg nên đã giảm tối đa lượng tinh bột 1 ngày xuống còn khoảng 1 - 2 bát cơm, ăn tăng rau xanh và quả ít đường. Hãm mãi mà bạn ý vẫn 3.5kg lúc chào đời 🙈
P/s: Thật ra ăn uống như nào còn phụ thuộc vào khẩu vị, mức độ hấp thu của cả mẹ và bé nữa, nên chế độ ăn của mẹ Sóc chỉ mang tính tham khảo thôi nha các mẹ!
Hôm nào rảnh mẹ Sóc sẽ viết thêm 1 bài chia sẻ "kinh nghiệm" để có sữa cho con tuti ngay những ngày đầu mới sinh dù là đẻ mổ nhé!
Chúng mình cùng chia sẻ để con chúng mình khoẻ từ trong trứng nước nha các mẹ!
Love all 😍
#Mẹ_Sóc

  • Chủ đề hot


 ●
Mang thai tháng thứ 5, đây là giai đoạn giữa của 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua những thay đổi, gặp các triệu chứng khác nhau, đặc biệt là tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5, khiến mẹ bầu lo lắng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. 1. Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 Mang thai tháng thứ 5, đây có thể là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất bởi đã qua giai đoạn ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi của 3 tháng đầu. Tuy nhiên, việc xuất hiện những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Bậy những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu, nguy hiểm cho con yêu trong bụng không? Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên có những nguyên nhân là bình thường và có nguyên nhân là nguy hiểm mẹ bầu nên lưu ý. - Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 là bình thường + Do dây chằng liên kết các khớp xương đều bị kéo căng khi tử cung phát triển: do thay đổi tư thế đột ngột làm căng dây chằng khiến vùng bụng dưới đau nhói vài phút rồi thôi. + Nếu mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đó và lần mang thai này cách lần sinh trước đây chưa được 2 năm thì khi thai nhi phát triển trong tháng thứ 5, tử cung phát triển có thể làm các đường khâu cũ bị căng gây đau. + Tâm lý mang thai hồi hộp, lo lắng hoặc có những sang chấn trong đời sống sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng trên ở tháng thứ 5. + Do hiện tượng táo bón thai kỳ. Khi thai ngày càng lớn, tử cung phát triển gây chèn ép đến ruột, khiến ruột giảm khả năng vận động khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón cũng gây đau bụng. - Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên lưu ý + Bà bầu mắc 1 số căn bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh phụ khoa… gây ra tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên lưu ý. + Bà bầu bị viêm tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tụy. Ngoài đau bụng còn có dấu hiệu sốt, chóng mặt, buồn nôn. Trường hợp rất hiếm gặp nhưng nếu có cần nhanh chóng đưa thai phụ đi cấp cứu để nhanh chóng làm phẫu thuật nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. + Bong nhau thai khiến mẹ bầu đau bụng âm ỉ, lúc lại đau bụng dữ dội, kèm theo xuất huyết âm đạo là một tai biến sản khoa mẹ bầu cũng cần lưu ý nhanh chóng đi khám nếu đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5. 2. Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 nên làm gì? Mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng trên mẹ bầu nên bình tĩnh xem nguyên nhân và mức độ đau để có những nhận định chính xác và hợp lý. Tuy nhiên, ở giai đoạn này mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh việc đi lại lên cầu thang nhiều. - Hàng ngày bà bầu không nên vận động quá mạnh, làm việc quá sức khiến sức khỏe bị suy nhược. Tuy nhiên, cũng không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá nhiều sẽ bị chuột rút và đau mỏi cơ thể. Không đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. Đặc biệt mẹ bầu không được ngồi xổm, ngồi khom lưng. - Giữ tâm lý thoải mái, giành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc và đọc sách thai giáo. - Với trường hợp đau bụng nặng kèm theo các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân thực sự. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mang thai để tăng cường sức đề kháng giúp mẹ khỏe bé khỏe. Uống đủ nước, bổ sung chất xơ thường xuyên để hạn chế tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa ở bà bầu. - Tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ nhẹ, yoga, thiền thư giãn… 
0 bình luận / 26/02/2019


 ●
Trong thai kỳ, người phụ nữ phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả. Để vượt qua những khó khăn vất vả trong thai kỳ, mẹ cần biết cách chăm sóc bầu đúng cách. Những thay đổi của cơ thể đã khiến không ít người gặp phải tình trạng mụn nhọt, mụn trứng cá. Chính vì vậy, nhiều mẹ bầu đã thắc mắc có nên nặn mụn khi đang mang bầu không? Có nên nặn mụn khi mang thai không các mẹ bầu ơi! DJbSpGi Có nên nặn mụn khi đang mang bầu không? Khi tuyến bã nhờn tiết ra quá nhiều, làm bít lỗ chân lông sẽ gây ra mụn. Cũng chính là điều kiện vô cùng lý tưởng để các loại vi khuẩn P.Acnes trú ngụ dưới lỗ chân lông và hình thành nên nhân mụn. Đặc biệt trong thai kỳ, tình trạng mụn trên cơ thể phụ nữ hình thành nhiều hơn. Là do: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, làm tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn. Trong thai kỳ, mẹ bầu thường lo lắng. Và chính điều này cũng là nguyên nhân hàng đầu hình thành mụn. Vậy, có nên nặn mụn khi đang mang bầu? Câu trả lời là không. Bời, đây là thời kì này làn da của bạn khá nhạy cảm. Nặn mụn có thể làm da bị tổn thương. Tình trạng mưng mủ, viêm nhiễm gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹo loại bỏ mụn khi mang thai an toàn hiệu quả cho bà bầu Cách trị mụn khi mang bầu bằng đu đủ hiệu quả Không chỉ mang lại nhiều dưỡng chất thiết yếu cho da mà đu đủ còn giúp hỗ trợ điều trị mụn cực an toàn và hiệu quả cho bà bầu. Nhờ hoạt chất papain cùng nhiều loại enzym, đắp mặt nạ đu đủ thường xuyên sẽ giúp sát khuẩn, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm của mụn và giúp da trắng sáng, mịn màng hơn. Cách thực hiện: Lấy 1 miếng đu đủ và 3 thìa sữa chua không đường. Cho toàn bộ vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Rồi lấy hỗn hợp đắp lên vùng da bị mụn trong khoảng 20 phút. Sau đó, rửa lại mặt một lần nữa bằng nước ấm để làm sạch và giúp các lỗ chân lông được thông thoáng. Thực hiện 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Cách trị mụn khi mang bầu bằng nước vo gạo hiệu quả Nước vo gạo là loại mỹ phẩm thiên nhiên có rất nhiều tác dụng cho da. Trong nó chứa nhiều vitamin A, B1, C, D cùng nhiều loại khoáng chất: magie, kẽm, kali,… Vì thế, thường xuyên rửa mặt với nước vo gạo sẽ giúp mẹ bầu sở hữu được làn da trắng mịn, sạch mụn. Cách thực hiện: Sử dụng vo gạo thu được rửa mặt 2-3 lần mỗi ngày để dưỡng da, loại bỏ mụn. Cách trị mụn khi mang bầu bằng củ đậu hiệu quả an toàn Có nên nặn mụn khi mang thai không các mẹ bầu ơi! RKEWsvs Trong củ đậu chứa nhiều pachyrhizon, rotenon và các vitamin quan trọng cho làn da như: vitamin B1 và vitamin C. Thêm vào đó, củ đậu còn dưỡng ẩm cho da nhờ 80-90% thành phần là nước. Với mẹ bầu đang sở hữu làn da mụn bị khô và nứt nẻ thì đây chính là sự lựa chọn thích hợp nhất. Cách thực hiện: Xay nhuyễn 1/2 củ đậu lột vỏ. Lấy cả phần nước và bã thoa đều lên da mặt. Chờ trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất thấm hết vào da. Mẹ bầu có thể áp dụng công thức này 3 lần/ tuần là tốt nhất. Trên đây những cách trị mụn cho bà bầu hiệu quả an toàn. Hi vọng,mẹ bầu chú ý để có cách chăm sóc da tốt nhất nhé! >> Xem thêm: Cách massage cho bà bầu giúp làm giảm đi tình trạng mệt mỏi đau nhức thai kỳ hiệu quả!
0 bình luận / 27/04/2020

 ●
Câu hỏi: Thưa bác sĩ! Tôi hiện đang có bầu ở tháng thứ 2 và được khuyên dùng viên bổ sung sắt bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh. Vậy nhưng quá trình uống sắt bổ sung tôi lại có dấu hiệu nóng trong người, nổi mụn rất khó chịu. Bác sĩ có thể cho tôi biết tại sao uống sắt lại gây nóng trong người và mọc mụn, cách khắc phục là gì? Cảm ơn bác sĩ. (Thu Thủy – Bắc Ninh) Trả lời: Thân chào bạn! Rất cảm ơn Thu Thủy đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về câu hỏi của bạn với thắc mắc: “Nguyên nhân nóng trong người và nổi mụn khi uống viên sắt bổ sung, cách khắc phục tình trạng trên là gì?”, xin được trả lời cụ thể như sau: Nguyên nhân dẫn đến uống bổ sung sắt lại bị nóng trong, mọc mụn? Enlarge this image Click to see fullsize Cùng bác sĩ giải đáp việc nóng trong, gây mọc mụn khi uống sắt ở mẹ bầu! Kham-t10 Uống sắt khi mang thai là hành động giúp bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ cũng như sự phát triển của bé sau này. Vậy nhưng quá trình bổ sung sắt, mẹ thường gặp phải các triệu chứng khó chịu. Không những nóng trong, mọc mụn, uống sắt bổ sung còn khiến mẹ gặp các vấn đề hệ tiêu hóa, nhiều nhất là táo bón. Nguyên nhân ở đây được lý giải bởi hai yếu tố: cơ thể mẹ và thành phần của thuốc Trong quá trình mang thai sự thay đổi về hormone trong cơ thể mẹ khiến ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn dẫn đến dễ bị táo bón. Bên cạnh đấy, hormone cũng là “thủ phạm” khiến mẹ thường có cảm giác nóng trong và nổi mụn, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, các triệu chứng nóng trong, nổi mụn hay táo bón đều có nguy cơ bị nặng hơn khi mẹ bầu dùng các viên uống bổ sung như sắt, canxi. Nguyên nhân là do thành phần các khoáng chất trong viên uống bổ sung không hấp thụ được vào cơ thể phải thải ra ngoài và trở thành gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón. Cũng chính vì lượng tồn dư khoáng chất này khiến cho mẹ cảm thấy nóng trong, bứt rứt khó chịu, mọc mụn. Còn phải nhắc đến nguyên nhân trong sản phẩm bổ sung có chứa thành phần kích ứng với cơ thể của mẹ. Cách khắc phục tình trạng nóng trong, mọc mụn do uống thuốc bổ sung sắt Để không bị nóng trong, mọc mụn khi uống thuốc bổ sung sắt, việc đầu tiên mẹ cần làm là nên thay đổi loại sắt phù hợp hơn với cơ thể, đặc biệt nên chú ý thành phần có trong viên sắt. Trên thực tế, những loại sắt gây tác dụng phụ nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt, khiến cơ thể có nguy cơ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể dù mẹ có uống bổ sung. Chọn thuốc sắt tốt giúp mẹ có thai kỳ an toàn Mẹ nên chọn sản phẩm sắt ở dạng hữu cơ uy tín, có thành phần là sắt hấp thu hiệu quả, được sản xuất theo công nghệ hiện đại, hỗ trợ hấp thu sắt tối đa mà không gây hại cho dạ dày. Ferrochel là dòng sắt ion thế hệ mới, có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng tại Châu Âu và trên thế giới. Sắt Ferrochel với cơ chế Albion được FDA chứng nhận an toàn, được cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) công nhận Ferrochel® là an toàn và khả dụng sinh học.. Ngoài ra, mẹ cũng cần có chế độ ăn hợp lý, ăn nhiều rau xanh cũng như các loại quả tốt cho bà bầu, uống nước đầy đủ và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để tránh các tác dụng phụ không mong muốn trong suốt thai kỳ. Trên đây bác sĩ đã giải đáp rõ ràng chị chị em về vấn đề nóng trong mọc mụn khi uống thuốc sắt khi mang thai. Để không gián đoạn việc bổ sung sắt khi mang thai mẹ bầu lưu ý hãy thực hiện đúng theo những lời khuyên của bác sĩ nhé! Cùng bác sĩ giải đáp việc nóng trong, gây mọc mụn khi uống sắt ở mẹ bầu! Hop_th10 Xem thêm: Viên sắt uống không gây táo bón để giúp mẹ bầu an tâm bổ sung sắt đầy đủ trong thai kỳ mà không lo gặp tình trạng khó chịu trong thai kỳ như táo bón nữa!
0 bình luận / 23/03/2020

 ●
Chào các Mamiiii Tối thứ 4 lại tới rồi ạ, chờ mãi đến tối ngày thứ 4 để được lên đây hỏi chuyện các mẹ và tặng quà cho các con♥️♥️♥️ ! Một trong những thời khắc mà các chị em thường ghi nhớ mãi chính là lúc được ra khỏi phòng hậu phẫu sau sinh. Tuần này MamiTalk muốn hỏi mẹ 1 câu hỏi đã từng được thảo luận rất nhiều, nhưng vẫn muốn được nghe câu chuyện của các Mami nhà mình: 🤱"SAU KHI RA KHỎI PHÒNG SINH, CÂU ĐẦU TIÊN CHỒNG NÓI VỚI CÁC MẸ LÀ GÌ? Đàn ông không phải sinh nở nhưng chắc chắn khi chứng kiến vợ đau đẻ rồi bước từ phòng sinh ra thì cũng phải thấu hiểu một vài điều. Không biết lúc ấy ông xã nhà các mẹ nói gì, an ủi động viên vợ hay nói mấy câu hài hước "cười ra nước mắt" 😂 Các mẹ bình luận ở dưới để kể chuyện của mình nha! Và như thường lệ tuần nào cũng thế, sẽ có 2 mẹ may mắn được lựa chọn để nhận quà cho con. Mẹ biết không, quà tuần này là bộ 2 sản phẩm cho bé cực kì đáng yêu, cực kì xịn xò luôn đấy ạ!! Thời gian kết thúc bình luận 12h đêm ngày 13/11/2018 🎁Quà cho con: 🍭BỘ ĐỒ ĂN DẶM CHO BÉ 【MARCUS&MARCUS】thương hiệu Canada - Bộ sản phẩm bao gồm yếm, bát và thìa ăn cho bé - Nhẹ nhàng và dễ mang theo - Nhiều màu sắc vui nhộn, giúp bé thích thú với việc ăn dặm - Chất liệu silicone thực phẩm, an toàn tuyệt đối, không chứa bisphenol A (BPA), PVC - Đạt chứng nhận FDA của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ 🍭BÌNH TẬP UỐNG NƯỚC CÓ ỐNG HÚT【MARCUS&MARCUS】300ml - Chất liệu thân bình Tritan thân thiện với môi trường và được chứng nhận bởi FDA, - Chịu nhiệt độ -5 đến 100 độ C - Thiết kế ống hút mềm dễ hút, kích thích sự phát triển nướu và bảo vệ răng miệng của bé - Vòng cốc silicone chống rò rỉ - Thiết kế tay cầm cho bé dễ dàng cầm nắm và giữ thăng bằng cốc khi uống - Nắp và phụ kiện có thể tháo rời, dễ vệ sinh làm sạch Mẹ có thể xem thêm về 2 sản phẩm tại video này nha:
91 bình luận / 07/11/2018