Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ ơi! Để chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà an toàn cần phải lưu ý những gì?

  • cunlonmama 81,263 người đã xem


Quá trình mang thai và vượt cạn ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý, sức khỏe của phụ nữ. Phụ nữ sau khi sinh thể lực rất yếu, hệ miễn dịch kém. Nếu không được chăm sóc sau sinh tại nhà đúng cách, chị em rất dễ bị nhiễm bệnh, sức khỏe suy yếu. Hiều được điều đó, nay mình chia sẻ đến các mẹ các lưu ý để chăm sóc sau sinh tốt nhất giúp mẹ sớm hồi phục sức khỏe cũng vóc dáng của chị em nữa







1. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là điều quan trọng trong cách chăm sóc sau sinh tại nhà



Đối với việc chăm sóc sau sinh tại nhà thì vệ sinh thân thể, đặc biệt vệ sinh vùng âm hộ là điều rất cần thiết đối với mỗi mẹ. Điều này vừa đảm bảo sức khỏe lại giúp mẹ hạn chế các bệnh nhiễm trùng sau sinh hiệu quả.



Vì thế, việc tắm gội đầu của mẹ có thể bắt đầu từ 2-3 ngày sau khi sinh xong. Lưu ý, trong khi vệ sinh thân thể, mẹ chỉ được dùng nước ấm để đảm bảo sức khỏe. Các mẹ có thể lau qua người hay tắm đều được. Mẹ cần chú ý tắm nhanh khoảng từ 5-10 phút, không tắm trong bồn hoặc ngâm mình trong nước quá lâu. Đặc biệt, phòng tắm phải đảm bảo đủ nhiệt độ, kín đáo không gió lùa. Khi tắm xong, cần lau khô người và sấy tóc ngay lập tức.



Về việc vệ sinh vùng kín cũng cần phải đảm bảo đúng cách và khoa học. Khi tự chăm sóc sau sinh tại nhà thì các mẹ cần phải vệ sinh vùng âm đạo mỗi ngày khoảng 2 lần bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Nếu sản dịch còn nhiều thì cần phải vệ sinh nhiều lần hơn nữa.



Bên cạnh đó các mẹ cũng có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng hoặc cho ít muối trắng để rửa vùng kín đều được. Mặc dù vậy khi vệ sinh xong cần phải dùng khăn mềm để lau cho khô.





2. Chế độ nghỉ ngơi khoa học khi chăm sóc sau sinh tại nhà



Giấc ngủ cũng khá quan trọng với giai đoạn chăm sóc mẹ sau sinh, càng nghỉ ngơi nhiều càng tránh được stress, trầm cảm sau sinh. Việc ngủ đủ giấc giúp các mẹ tái tạo năng lượng và sản xuất sữa tốt hơn. Mặt khác mẹ cần phải cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt và chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực. Đặc biệt với những sản mẹ mổ thường hồi phục chậm hơn so với sinh thường.

Các mẹ sau sinh không được làm việc quá nặng, không ngồi quá lâu và cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Bởi sau sinh,nhiều mẹ có nguy cơ bị sa tử cung khiến mẹ bị đi tiểu nhiều lần. Điều này khiến sinh hoạt hằng ngày của các mẹ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp mẹ tránh được phần nào nguy cơ bị sa tử cung.



Đặc biệt, việc cho con bú sớm sau sinh khoảng 24 tiếng sẽ giúp tử cung hồi phục tốt, tránh được bệnh sa tử cung, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh hiệu quả.



Ngoài ra các mẹ có thể tham khảo thêm liệu pháp massage sau sinh hiện đang rất phổ biến. Massage không chỉ giúp các mẹ đẩy sản dịch tốt, giảm các chứng đau nhức cơ thể, co hồi tử cung và nhanh hồi phục mà còn giúp các mẹ lấy lại vóc dáng của mình.



>> Xem thêm: Thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ cần chú ý để tránh xa khi đang cho con bú nhé!





3. Chăm sóc sau sinh tại nhà cần chú ý chế độ ăn hàng ngày đảm bảo đủ dinh dưỡng



Trong thời gian đầu chăm sóc sau sinh tại nhà về chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Các mẹ cần được nạp vào cơ thể mức năng lượng theo nhu cầu mỗi ngày là khoảng 2750 kcal. Những thành phần quan trọng đối với việc cung cấp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh như: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin A, B, C, PP…



Mẹ phải ăn đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong ngày, chia nhỏ các bữa bởi sẽ tốt cho việc chuyển hóa thức ăn. Bổ sung nhiều loại thực phẩm lợi sữa cho con bú như: khoai lang, sữa, đu đủ xanh, cá hồi…Thực hiện đúng quy tắc ăn chín uống sôi để tránh những tình trạng xấu xảy ra về đường tiêu hóa ảnh hưởng tới nguồn sữa của con. Chú ý cần phải uống đủ mỗi ngày 3 lít nước.



Sau khi sinh các mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức vì lúc này mẹ rất cần lấy lại sức và có sữa để nuôi con. Trong đó, những thực phẩm cần được mẹ bổ sung trong giai đoạn này đó là:



– Các loại hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin.



– Canxi từ sữa, bơ, trứng, đậu phụ, cá… để hỗ trợ phát triển xương và răng cho bé



– Protein từ thịt gà, trứng, thịt nạc, thịt bò và các loại đậu.



– Chất bột đường: cơm, xôi, bún, bánh mì, khoai lang, khoai tây…



Thận trọng với thực phẩm có thể gây khó tiêu như đồ nhiều dầu mỡ, gỏi sống. Nên lưu ý các loại thức ăn có thể khiến con bạn phản ứng lại khó tiêu như hành, cải bắp, trứng cá, trứng tôm, gia vị cay… nếu chúng gây phản ứng
Ngoài ra mẹ cũng phải tránh xa thuốc lá bia rượu và cà phê: khiến sữa mẹ về ít hơn, trẻ phải cai sữa sớm và tinh thần không ổn định. Những thực phẩm này cũng rất có hại và khiến mẹ khó ngủ, mệt mỏi và làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh. Riêng cà phê và trà chỉ được uống 1 lượng rất nhỏ.

  • Chủ đề hot




 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018