Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chóng mặt sau sinh - Mẹ bỉm phải xử lý như thế nào?

  • cunlonmama 81,263 người đã xem


Chóng mặt sau sinh là tình trạng sản phụ luôn cảm thấy đầu óc quay cuồng, đứng, ngồi không vững, nếu không điều trị kịp thời thì sản phụ có thể rơi vào trạng thái trầm cảm với những suy nghĩ tiêu cực. Vậy khi bị chóng mặt sau sinh mẹ cần chăm sóc sau sinh như thế nào cải thiện.





Nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp tình trạng hay chóng mặt sau sinh là gì?

Hay chóng mặt sau sinh là tình trạng mẹ sau sinh luôn cảm thấy đầu óc quay cuồng, khi đứng, ngồi luôn không vững, cơ thể suy nhược, chóng mặt, mệt mỏi… tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mẹ mà còn khó khăn trong việc chăm sóc em bé. Và khi nếu không có phương pháp chăm sóc bầu phù hợp và điều trị kịp thời thì mẹ bầu có thể sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm cùng với những suy nghĩ tiêu cực.

Các mẹ bầu thường gặp tình trạng hay chóng mặt sau sinh từ 2-3 tháng và do nhiều nguyên nhân gây nên:

Bị rối loạn tiền đình sau sinh: Sau khi sinh, sức khỏe của mẹ bỉm bị suy giảm, và cộng thêm việc thức đếm trong con dẫn tới tình trạng thiếu ngủ, suy nghĩ nhiều, stress,.. khiến mẹ bầu bị rối loạn tiền đình. Thiếu ngủ do phải thức đêm trông con nhỏ và suy nghĩ nhiều dẫn đến stress, căng thẳng…
Bị thiếu máu sau sinh: Mẹ sau sinh bị mất máu quá nhiều trong quá trình chuyển dạ gây ra tình trạng mẹ bầu bị mất máu sau sinh kèm theo các tình trạng như da xanh xao, khó thở, chóng mặt, đau đầu,…
Tụt huyết áp sau sinh: Nhiều mẹ bầu sau sinh bị tụt huyết áp và chỉ còn hơn 90/60mmHg làm lượng máu tuần hoàn di chuyển lên não giảm gây nên mẹ bầu bị hay chóng mặt sau sinh, vã mồ hôi, khó ngủ, mệt mỏi,..
Thiểu năng tuần hoàn não: Là hậu quả của một số bệnh lý xuất hiện sau khi sinh như thiếu máu, huyết áp thấp… khiến não bộ của mẹ bỉm không nhận đủ lượng oxy, máu cần thiết và gây ra nhức đầu, chóng mặt thường xuyên.
Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc gây tê có thể gây ra nhiều tác dụng phụ với mẹ sau sinh sinh.

>> Xem thêm: Thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ nên tránh!

Các cách điều trị tình trạng mẹ hay chóng mặt sau sinh - Mẹ không nên bỏ qua

Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng hoặc khăn mặt ấm và chườm trực tiếp lên vùng thái dương và vùng cổ có thể giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng đau đầu, chóng mặt nhanh chóng.
Sử dụng nước ấm để tắm cũng như ngâm mình trong thời gian phù hợp cũng là cách giúp mẹ bỉm giảm căng thẳng, mệt mỏi và giảm chóng mặt đau đầu sau sinh.
Mẹ sau sinh nên ngủ đủ giấc từ 7 đến 10 giờ mỗi ngày và dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
Massage sau sinh, bấm huyệt nhẹ vùng đầu và cổ giúp máu được lưu thông tốt hơn và giúp giảm chứng đau đầu, chóng mặt cho mẹ.
Mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng một cách hợp lý, khoa với đầy đủ các nhóm chất (chất bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), và bổ sung thêm thực phẩm giàu chất sắt để cải thiện tình trạng hay chóng mặt đau đầu ở mẹ sau sinh như thịt đỏ, thịt gà, gan, các loại đậu, bông cải xanh….
Mẹ bỉm sau sinh cũng cần uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít/ngày), và có thể bổ sung thêm các loại trái cây tươi, tránh các đồ ăn nhanh, nước có ga, cồn, thực phẩm chế biến sẵn.
Tập các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền…. để giúp máu lưu thông tốt, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái cải thiện được chứng hay chóng mặt sau sinh.
Nên tránh các cãi vã, đau buồn, lo sợ… sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ trong giai đoạn nuôi con nhỏ.


Để cơ thể khẻ mạnh, tinh thần tốt tránh tình trạng hay chóng mặt sau sinh, các mẹ có thể cũng có thể lựa chọn cho bản chu trình chăm sóc, massage sau sinh tại các cơ sở spa chăm sóc sau sinh uy tín khác nhau. Mama Maia Spa tự tin là spa chăm sóc sau sinh uy tín tại Hà Nội, với các dịch vụ chăm sóc sau sinh tận tâm. Tại đây, dịch vụ massage sau sinh giúp mẹ bỉm giảm đau nhức, đau đầu và stress hiệu quả và hỗ trợ mẹ giảm cân sau sinh hiệu quả mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Với dịch vụ chăm sóc sau sinh gồm các bước ngâm chân, nằm muối thảo dược, massage sau sinh body nhẹ nhàng xoa dịu cơn đau nhức, khó chịu. Giúp mẹ sau thai kỳ thoải mái nhất mà không bị các cơn đau nhức làm phiền.

  • Chủ đề hot




 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018