Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách gọi sữa về sau khi mẹ uống thuốc kháng sinh

  • cunlonmama 81,263 người đã xem


Bất kỳ loại thực phẩm nào mẹ ăn trong thời gian cho con bú cũng đều có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Vì vậy, trừ trường hợp bất khả kháng, hầu hết các mẹ sẽ cố gắng hạn chế không uống kháng sinh khi cho con bú. Vậy, vào trong những trường hợp đó mẹ cần chăm sóc sau sinh như thế nào để gọi sữa về hiệu quả?









Kháng sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?



Bất kì loại thực phẩm nào mẹ ăn trong thời gian cho con bú cũng sẽ có thể có ảnh hưởng đến sữa mẹ. Nhưng theo các chuyên gia, khi mẹ bị nhiễm khuẩn cần sử dụng kháng sinh, thì mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú. Tại sao lại như vậy?



Đã có rất nhiều câu hỏi kiểu như:



Kháng sinh có đi qua sữa mẹ không?

Hay uống kháng sinh khiến mẹ bị ít sữa, mất sữa có đúng không?

Theo nhiều nghiên cứu thì kháng sinh có thể bài tiết qua sữa, và cũng nhiều người cảm thấy lượng sữa của mình bị giảm sau khi sử dụng kháng sinh.



Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng, vì có rất nhiều loại thuốc kháng sinh mẹ có thể dùng khi đang cho con bú mà không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Mẹ vẫn có thể cho con bú mẹ hoàn toàn mà không cần lo lắng việc giảm sữa sẽ khiến bé không đủ no. Dưới đây là những điều mẹ nên biết về việc sử dụng kháng sinh khi đang cho con bú.

>> Xem thêm: Thực phẩm gây mất sữa mẹ nên tránh!



Mẹ uống kháng sinh bị mất sữa phải làm sao để khắc phục?



Mất sữa luôn là điều mà không mẹ nào mong muốn. Nhưng nếu không may mẹ uống kháng sinh bị mất sữa phải làm sao? Dưới đây là những điều mẹ nên làm để khắc phục tình trạng mất sữa do uống thuốc kháng sinh:





Thường xuyên cho con bú để kích sữa về



Cho dù lượng sữa rất ít do dùng kháng sinh bị mất sữa, nhưng mẹ vẫn cần cho trẻ bú thường xuyên. Điều này sẽ giúp cho tuyến sữa kích thích và tăng lượng sữa mẹ. Khi cho con bú mẹ cần lưu ý cho trẻ bú đúng cách:



Áp sát người của bé về phía mẹ



Để cho miệng của bé ngậm hết quầng ti



Khi đó, mẹ có thể cảm nhận được tiếng nuốt sữa của con.



Mỗi lần cho bé bú mẹ trong khoảng 20 – 30 phút là tốt nhất



Lưu ý, mẹ nên lựa chọn nơi yên tĩnh để trẻ tập trung khi bú. Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress kéo dài để sữa về nhanh và nhiều nhất.





Tăng cường uống nhiều nước để sữa về





Nước có công dụng tuyệt vời đối với việc kích thích sản sinh ra sữa. Do đó, mẹ cần tăng cường uống nước, nhất là nước ấm hoặc những loại nước có khả năng lợi sữa. Trung bình, mẹ nên uống khoảng từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày rất tốt khi bị mất sữa sau uống kháng sinh.



Thực đơn ăn khoa học, cân bằng đủ 4 nhóm chất giúp khắc phục tình trạng mất sữa hiệu quả



Để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình tiết sữa, trong thực đơn ăn uống chăm sóc sau sinh hàng ngày mẹ cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất thiết yếu: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng.



Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể ăn các món ăn lợi sữa sau khi bị mất sữa do uống kháng sinh như: quả đu đủ hầm chân giò, chè vừng đen,… Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn khoa học, đều đặn.



Ngoài ra, mẹ cũng cần chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày. Nên ăn trước khi cho bé bú để kích thích tuyến sữa hoạt động.



>> Xem thêm: Ăn gì nhiều sữa cho con bú!



Một số lưu ý cho mẹ để không bị mất sữa khi dùng kháng sinh



Để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn của kháng sinh đến việc tiết sữa mẹ, gây mất sữa mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:



Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng loại, đúng liều lượng.



Một số loại thuốc kháng sinh mẹ có thể yên tâm sử dụng như: Fluconazole giúp kháng nấm; Miconazole giúp điều trị nhiễm trùng nấm men; Penicillins trị nhiễm trùng do vi khuẩn; Acyclovir và valacyclovir điều trị nhiễm trùng do herpes,…



Một số loại thuốc kháng sinh mẹ cho con bú cần tránh: Kháng sinh nhóm Tetracyclin; Kháng sinh nhóm Metronidazol; Kháng sinh nhóm Nitrofurantoin; Kháng sinh nhóm Chloramphenicol,…



Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ giải đáp về thắc mắc việc uống kháng sinh bị mất sữa phải làm sao? Và những điều mẹ cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, để chăm sóc sau sinh tốt nhất giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh cũng như sắc đẹp giảm stress mẹ nên chọn cho bản thân một dịch vụ chăm sóc sau sinh, massage sau sinh uy tín.







Với mẹ ở Hà Nội, mẹ có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc sau sinh của Mama Maia Spa – spa massage sau sinh tại Hà Nội được hơn 300.000 mẹ tin chọn. Mama Maia Spa nổi bật với phương pháp massage sau sinh độc quyền, chuẩn Nhật giúp mẹ được thư giãn, giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Các chuyên viên sẽ thực hiện massage giảm tức ngực, thông tia sữa, giảm đau toàn thân… để mẹ phục hổi sức khỏe và gọi sữa về nhanh chóng. Không chỉ vậy với bước massage sau sinh mẹ còn có thể hỗ trợ giảm cân sau sinh hiệu quả mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú!

  • Chủ đề hot




 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018