Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Sốc phản vệ khi Tiêm phòng vác xin 5in1 Combe five

  • Ngọc Hân 14,047 người đã xem
    Còi 11 tuổi 2 tháng
    Sâu 6 tuổi 2 tháng

Chia sẻ của mẹ : Hèm Siêu Nhân
Và đây cũng là câu chuyện của tôi. Hi vọng khi đọc xong mọi người không hoang mang. Vì chính bản thân tôi đã từng nghĩ trong 1000 đứa trẻ đi tiêm chủng vắcxin thì 1 trong số đó sẽ sốc phản vệ nhưng thật không may điều đó lại trúng vào cô gái bé nhỏ của tôi. Và bây giờ thật sự lấy lại đc bình tĩnh để tôi có thể sẻ chia đc kinh nghiệm của mình cho những mẹ bỉm sữa đi sau..Thật thương.....
Sáng ngày 5/1/2019 đúng lịch tiêm chủng vắcxin loại #5in1. Bé vẫn dậy sớm và đến cơ sở y tế sớm nhất để nộp sổ vì tôi nghĩ đến sớm về sớm cho con được nghỉ ngơi. Lúc tiêm xong bé vẫn chơi rất hoạt bát. Vui vẻ..tôi đã ở lại trạm y tế gần 1 tiếng đồng hồ để theo dõi phản ứng của thuốc. Vì nghe nói thuốc này rất mạnh. Bé vẫn bình thường. Khoảng 9h tôi đưa bé về nhà..bé vẫn chơi và cảm giác buồn ngủ. Như thường lệ tôi vẫn ru bé ngủ nhưng bé vẫn cứ rên ư ư. Tôi nghĩ chắc bé đau chỗ tiêm nên rên vậy thôi. Tôi vẫn cho bé bú mẹ như bình thường. Đc 30p. Bé tỉnh dậy. Vì bình thường giấc 9h sáng của bé ngủ k đc lâu. Tôi bồng bé dậy và nhìn con vẫn có cảm giác như buồn ngủ mắt riu riu mà vẫn cứ rên rên. Tôi lại ru con ngủ laih vì nghĩ con thèm ngủ mà. Như có điều gì mách bảo tôi. Tự nhiêm tôi lại nghĩ 1 điều j đó k tốt cho lắm. Tôi bồng bé ra ngoài sáng để kịp nhìn cho kỹ con và thấy con tím tái mặt mày..cả chân lẫn tay. Ôm con trong lòng. Tôi biết đã có điều j xảy xa. 2 mắt con lừ đừ chỉ nhìn đc thấy lòng trắng thôi. Tôi cố kêu con "nhím ơi, nhím à. Nhìn mẹ đi con". K phản ứng và cứ rên và bắt đầu giật. Như đã tìm hiểu trước khi tiêm. Tôi quấn con vội vào cái áo khoác và chạy sang nhà hàng xóm kêu họ chở ra trạm xa. 2 mắt con cứ nhắm nghiền k mở. Tôi khóc và mất bình tĩnh. Ra tới trạm y tế. Bs Hiếu nói k tiêm chiều mới tiêm. Tôi nói con tím tái và co giật. Bs và mấy chị y tá chạy vào bật quạt sưởi ấm con tôi. Ôm con trong lòng tôi k ngừng khóc. Con k bú. Tôi phải dúi mãi con mới mở đc miệng. Bs khám và con tôi càng ngày càng tím xanh. Rồi tiêm cho con 1 mũi j đó. Lấy đèn bin dọi vào mắt con. Không phản ứng. Bs lại lấy bình hô hấp bằng tay hô hấp cho con tôi. Những cái nấc nghẹn.. Làm tôi k ngừng khóc. Con tím xanh và tất cả ai cũng lo sợ. Bs lại tiêm cho con tôi thêm 1 mũi nữa. Rồi tôi la hét. Tỉnh lại đi con. Mẹ đây. Lắc người con. Bs gọi cho trung tâm bs trên bv vĩnh linh đang túc trực chạy xuống. Tôi k nghĩ 1 ngày nào đó tôi lại ngồi trong chiếc xe này cùng đứa con gái bé nhỏ của tôi. Họ cho con bé thở bình oxi và bắt đầu lấy ven. K có. Lấy biết mấy lần sau cơn đau vật vã của con tôi cũng có. Con bé từ từ ấm lên và có vẻ nhìn tôi như con đau lắm. Nc mắt tôi lại chảy. Lên xe..cầm tay con..con bất giác níu lại ngón tay tôi. Tôi biết khi đó con đã an toàn hơn chút ít....... Tới bv và bắt đầu lấy lại ven. Cứ nghĩ mình cungc cảm giác đau huống j con mình. Thay bình oxi cho con. Sau 1 hồi khóc ngất thì con lịm đi vì mệt. Con đc tái sinh lần 2. Cuộc đời tôi bắt đầu lại. Thương con. Kể k sao cho hết đc.
Thân gửi tới các mẹ bỉm sữa cho con đi tiêm về. Theo dõi con từng thao tác nhỏ. Bồng con trên tay để mình biết con thế nào. Khi con bắt đầu mệt và sốt thì đưa tới trạm y tế. Vì mình không biết điều j xảy ra cả. Các dấu hiệu. Mệt mỏi. Tím tái. Co giật. Phải có người nhà sẵn sàng đưa đi liền và cần tìm hiểu thật kỹ để ứng phó kịp thời. Giờ bé mình cũng đõ rồi. Nhưng 1 lần rồi thôi các mẹ ạ. :(

  • Chủ đề hot




 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018