Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

TRẺ NHỎ BỊ SỐT KHI NÀO LÀ NGUY HIỂM....

  • SimMed 3,923 người đã xem


1. Trẻ nhỏ bị sốt có các dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ đang bị sốt khi có các dấu hiệu sau:

Mặt, 2 bên má đỏ bừng hoặc hơi tái.
Mắt của trẻ giảm sự nhanh nhẹn.
Trẻ hay quấy khóc, ngủ nhiều, mệt mỏi.
Sốt, nóng ở trán, bàn tay, bàn chân.
Sử dụng nhiệt kế để đo là cách chính xác nhất để biết trẻ nhỏ bị sốt hay không.
2. Đánh giá mức độ sốt của trẻ
Cơ thể người có nhiệt độ trung bình là 37 độ C. Có một số người lại có thân nhiệt cao hoặc thấp hơn 37 độ C. Tuy nhiên, cho dù trên hoặc dưới 37 độ C thì cũng lấy theo mức nhiệt độ trung bình để đo, ví dụ, người đó có thân nhiệt bình thường là 36,5 độ C thì khi đo được 37 độ C tức là người đó bị sốt nhẹ.

Để đánh giá trẻ bị sốt ở mức độ nào, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ ở nách của trẻ:

Nhiệt độ trên 37,5 độ C: Trẻ bị sốt.
Nhiệt độ từ 37,5 độ C - 38,5 độ C: Sốt nhẹ.
Nhiệt độ từ 39 độ C - 40 độ C: Sốt cao.
Nhiệt độ trên 40 độ C: Sốt rất cao.



Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của trẻ


3. Cách xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt
Dựa trên mức độ sốt của trẻ cha mẹ sẽ có cách xử trí và chăm sóc khác nhau, cụ thể:

Khi trẻ bị sốt nhẹ, nhiệt độ đo được là từ 37,5 độ C - 38,5 độ C thì cha mẹ chỉ cần nới lỏng, cởi bớt quần áo của trẻ. Lúc này, trẻ chưa cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ cần được cho uống nhiều nước, Nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ thì có thể cho trẻ bú nhiều hơn. Đặc biệt lưu ý, cha mẹ cần tránh để trẻ ở nơi có gió lùa và tiếp tục theo dõi thân nhiệt của trẻ.

Khi trẻ bị sốt cao, trên 38,5 độ C thì cha mẹ cần cởi bớt quần áo và cho trẻ mặc quần áo mỏng, mềm, thoáng, rộng rãi, thoải mái; giảm nhiệt độ trong phòng trẻ bằng cách mở cửa (cửa chính, cửa sổ), bật quạt nhẹ (tránh gió lùa). Lúc này, trẻ cần được cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol dành cho trẻ nhỏ (đơn chất dạng gói hoặc siro).... Thuốc hạ sốt này dễ sử dụng và giúp hạ sốt nhanh, sau khi uống 30 phút và các tác dụng trong vòng 4 - 6 giờ, thuốc ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần lưu ý cho trẻ uống đúng liều lượng/cân nặng theo chỉ định. Trường hợp trẻ không uống được, có thể dùng thuốc hạ sốt dạng viên đặt hậu môn, nhưng nếu trẻ đang bị tiêu chảy thì không nên dùng thuốc dạng viên đặt này.


Có thể sử dụng thuốc hạ sốt dạng viên đặt cho trẻ


Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi sốt cao liên tục, 39 - 40 độ C, do hệ thần kinh của trẻ rất nhạy cảm nên nếu không xử trí kịp thời trẻ có thể bị co giật, thiếu oxy não. Vì vậy, cha mẹ phải liên tục theo dõi thân nhiệt của trẻ để có thể xử trí kịp thời, phòng trẻ sốt cao bị co giật. Trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run, tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không ủ ấm hay mặc thêm áo quần áo cho trẻ mà cần phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh trẻ. Đó là cách phòng ngừa tốt nhất và an toàn nhất để trẻ không bị sốt co giật.

Cùng với việc dùng thuốc, làm hạ nhiệt độ, lau mát cơ thể trẻ bị sốt bằng cách dùng khăn bông mềm thấm nước ấm lau lên trán, hai bên nách, hai bên hoặc lau người. Cụ thể, cha mẹ và người chăm sóc đặt trẻ nằm ngửa trên giường và cởi bỏ quần áo của trẻ. Dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm vắt hơi ráo. Đặt hai khăn ở hai nách, bẹn và dùng một khăn còn lại lau khắp người. Nước ấm bốc hơi giúp giãn mạch máu và làm trẻ mát. Cha mẹ lưu ý nên thay khăn khoảng 2 phút một lần. Khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống dưới 38,5 độ C thì ngưng lau mát, lau khô người và mặc quần áo mỏng cho trẻ.

Chăm sóc trẻ 1 tuổi bị sốt bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi hoặc nước điện giải oresol pha theo hướng dẫn, để phòng ngừa trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải gây mệt mỏi. Sau đó, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám xác định nguyên nhân và điều trị. Khi đưa trẻ đến cơ sở y tế, cha mẹ nên mang theo nhiệt kế và thuốc hạ sốt để có thể theo dõi nhiệt độ và cho trẻ uống thuốc khi cần.

Lưu ý, không được nặn chanh vào miệng và mắt khi trẻ 1 tuổi bị sốt, và cũng không nên dùng nước đá lạnh để hạ sốt hay lau mát cho trẻ. Khi trẻ đang co giật, không giật tóc, vỗ vào người trẻ vì càng khiến trẻ bị kích thích và co giật nhiều hơn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MEDICAL CENTER HỢP TÁC VỚI CÁC BÁC SĨ:
- Bệnh viện Nhi Đồng 1
- Bênh viện Từ Dũ
- Bệnh viện Chợ Rẫy
KHOA CHUYÊN SÂU:
- Sản – phụ khoa
- Nhi đồng
- Bác sĩ gia đình
BẠN CẦN TƯ VẤN:
☎️ Hotline: 1900 252 535
🌏 Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM
🌏 Website: https://simmed.vn

  • Chủ đề hot



 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018