Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Thực đơn ăn dặm thích hợp cho bé 7-8 tháng tuổi và những điều mẹ cần biết về ăn dặm.

  • Minh Anh 59 người đã xem
    a 4 tuổi 5 tháng

Thực đơn ăn dặm là kế hoạch các bữa ăn mẹ nấu cho bé trong quá trình ăn dặm. Khi mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ sẽ phải đắn đo làm thế nào để giúp con quen với ăn dặm, làm sao để nấu cho con những bữa ăn vừa đầy đủ dinh dưỡng lại vừa ngon miệng,... Bởi đây là giai đoạn mới, là bước tiến mới của bé trong quá trình khôn lớn, bé được tập ăn thức ăn như người lớn nên mẹ sẽ luôn mong muốn chuẩn bị cho con có quá trình ăn dặm tốt nhất.
Vì vậy, thực đơn ăn dặm cần được xây dựng để phân bổ hợp lý các bữa ăn cho bé và cũng dễ dàng cho mẹ trong kiểm soát thời gian ăn thích hợp và đều đặn cho bé. 
Hãy theo dõi bài viết để nắm ngay những gợi ý về thực đơn ăn dặm và các kiến thức cần thiết về ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi.

1. Khi nào nên cho bé ăn dặm và tại sao phải xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé?

Ăn dặm là thức ăn của bé bao gồm sữa mẹ/sữa công thức và bổ sung cho bé các thực phẩm khác đa dạng hơn về dinh dưỡng như tinh bột, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất,… Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, bé nên ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi vì đây là giai đoạn bé bắt đầu lớn rất nhanh nên chỉ với nguồn sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ dưỡng chất bé cần để phát triển toàn diện.

Bên cạnh đó, mẹ chỉ nên cho bé bắt đầu ăn dặm khi bé đã ngồi vững, không nên cho bé ăn khi đang nằm vì sẽ gây nguy cơ cao bị sặc cháo.
Biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé giúp ích cho mẹ rất nhiều
Thực đơn ăn dặm có vai trò rất quan trọng trong quá trình ăn dặm của bé. Khi mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ sẽ nắm đủ lượng thức ăn mình cần chuẩn bị cho bé, cân đối được các chất trong bữa ăn, giúp kiểm soát chế độ ăn của bé không gây thừa/thiếu cân hay thừa/thiếu chất dinh dưỡng. 
Thực đơn ăn dặm đa dạng, phong phú sẽ giúp kích thích vị giác cho bé, không gây nhàm chán, và dễ dàng nhận ra những món ăn hợp khẩu vị của bé.
Hơn hết, với thực đơn ăn dặm đã được xây dựng kỹ lưỡng, mẹ có thể tiết kiệm công sức mỗi ngày băn khoăn nên cho bé ăn gì. Từ đó nhờ sắp xếp một cách khoa học, mẹ sẽ có thêm quỹ gian để chăm sóc bản thân, tâm lý thoải mái để chăm sóc bé ngày càng tốt hơn.

2. Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng
2.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Đây là thời điểm bé vẫn đang tập làm quen với ăn dặm, mẹ vẫn cần phải duy trì cho bé bú sữa đầy đủ (khoảng 800ml/ngày) và kết hợp 2-3 bữa cháo 1 ngày. Trong các bữa chính mẹ hãy kết hợp các nhóm thức ăn để bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho giai đoạn phát triển này. Mẹ có thể tham khảo kết hợp theo tháp dinh dưỡng một cách khoa học nhất. 

Các nhóm chất mẹ nên bổ sung đầy đủ vì sự phát triển toàn diện của bé

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng mỗi ngày mẹ có thể tham khảo:

Sáng mẹ cho bé bú sữa lúc 6h để đến 8h bé có thể ăn 1 bữa ăn dặm như cháo loãng thịt heo và bí xanh
11h mẹ hãy cho bé bú sữa và chuẩn bị cho bé 1 ly nước ép hoa quả nhỏ như bưởi, dưa hấu,…giàu vitamin C để bé ăn vào lúc 2h
Đến 16h bé có thể có 1 bữa ăn dặm đơn giản khác với bữa buổi sáng của bé như gạo lứt trộn sữa chua,..
Mẹ sẽ tiếp tục duy trì cho bé 1-2 bữa sữa mẹ/sữa công thức vào lúc 19h hoặc đêm tùy theo nhu cầu của bé.
Hoa quả giàu vitamin C sẽ là bữa ăn phụ vô cùng ngon miệng cho bé
2.2. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Lúc này, bé đã dần quen với việc ăn dặm hơn với hồi bé 6 tháng tuổi nên mẹ có thể cho bé ăn những món ăn đặc hơn để bé được thay đổi khẩu vị. Đối với các bữa ăn chính, mẹ cần phối hợp các nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất,... cho bé hấp thụ đầy đủ sẽ giúp bé phát triển cả về cơ thể và trí tuệ.

Ngoài các bữa ăn chính, mẹ có thể bổ sung thêm các bữa ăn phụ cho bé như váng sữa,… để tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa của bé.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng mỗi ngày:

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi gồm 8 bữa ăn (3 bữa sữa mẹ hoặc sữa công thức, 3 bữa chính và 1 bữa phụ và 1 bữa trái cây mềm)
6h, 10h và 21h là thời điểm mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ/sữa công thức (khoảng 150ml)
Bữa chính vào 8h, 12h và 17h, mẹ hãy kết hợp phong phú các nhóm thức ăn như cháo trứng, cháo thịt gà với rau cải, cháo tôm với bí xanh, cháo thịt bò bí đỏ,… để cung cấp cho cơ thể bé các nhóm chất cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ nên thay đổi thường xuyên các món ăn cho bé mỗi ngày để tránh bé bị chán ăn.
14h là lúc mẹ nên cho bé ăn 1 bữa phụ như váng sữa để tăng cường hệ tiêu hóa và trao đổi chất cho bé giữa 2 bữa chính. Và một số loại hoa quả mẹ nên cho bé ăn lúc 19h như nước cam, dưa hấu, đu đủ, dưa hấu (khoảng 100g), chuối (nửa quả),..

Xem thêm một số bài viết liên quan dành cho mẹ và bé:

https://ezcomclass.com/top-5-ngu-coc-loi-sua-me-nen-lua-chon/

https://ezcomclass.com/an-dam-khong-con-la-cuoc-chien/

https://chanhtuoi.com/thuc-don-an-dam-kieu-nhat-chi-tiet-30-ngay-p1919.html