Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bí Quyết Giúp Đưa Bé Vào Giấc Ngủ Ngon

  • SimMed 3,923 người đã xem


Dưới đây là những chỉ dẫn giúp bé ngủ ngon mà không quá khó khăn.

Dỗ Trẻ sơ sinh ngủ là một quá trình loại bỏ các nhân tố tác động đến giấc ngủ của bé. Quá trình này sẽ giúp bạn có thêm tự tin trong việc hiểu rõ hành vi của trẻ khi trẻ muốn ngủ. Đôi khi phải mất tới 30-60 phút để bé sơ sinh có thể ngủ sâu. Do đó, nếu bé vẫn khoá ngủ ngay cả khi bạn đã loại bỏ các tác nhân tiêu cực thì hãy yên tâm vì điều này cũng hoàn toàn bình thường.
Quá trình loại bỏ tác nhân ảnh hưởng giấc ngủ của bé diễn ra như sau:
Phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa. Nếu bé ngủ hãy thức bé dậy và cho bú tiếp. Có thể cho bé nghỉ bú giữa quãng khoảng 5-10 phút. Việc bú một hơi dài sẽ giúp bạn biết được bé còn đói hay không. Nếu bạn cho bé ngủ luôn sau khi bú được một ít sẽ làm bé ngủ không ngon và dậy sớm hơn. Khi bé tỉnh dậy mẹ lại tưởng con đói và cho ăn tiếp. Lặp lại nhiều lần như vậy sẽ tạo thói quen "đòi bú đêm", không tốt cho bé và cả mẹ.

Hãy kiểm tra và thay bỉm cho bé trước khi ngủ để đảm bảo bé không bị ướt hay dính bẩn.Bạn có thể cho bé vào cũi nằm ngay khi bé vẫn còn thức. Nếu bé có thể tự ngủ sẽ tạo thành một thói quen tốt và giúp bé ngủ ngon hơn.
Quấn một lớp khăn quanh người bé để giữ tay bé không chạm vào mặt.Điều này sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và yên tâm ngủ ngon. bé sơ sinh chưa thể điều khiển hành động của mình. Do đó, nếu không quấn khăn lại thì bé sẽ tỉnh dậy khi tay bé vô thức tự vỗ lên mặt.
Bế và ôm bé nằm úp lên vai mẹ trước khi đặt bé nằm vào cũi. Tư thế này sẽ giúp bé thư giãn và giúp bé ợ hơi. Như vậy cũng là để ra hiệu cho bé biết bé phải tự ngủ. Và khi bạn đặt bé nằm xuống, bé sẽ trong trạng thái bình tĩnh hơn.
Gói gém chăn hoặc gối ôm quanh bé khi đặt bé nằm xuống cũi. Trẻ sơ sinh thích cảm giác an toàn. Bé càng ít cử động thì sẽ càng dễ ngủ hơn. Dùng khăn bọc quanh người bé, đặt bé nằm lên giường sau đó dùng gối chặn xung quanh. Lưu ý là phải chừa chỗ thoáng để bé có thể thở thoái mái.

Chọn nhạc cho bé: Mở nhạc nhẹ trong phòng ngủ của bé và để nhạc trong suốt giấc ngủ của bé. Âm nhạc cho bé ngủ ngon hơn. Âm thanh đều đều sẽ giúp bé tránh bị xao nhãng bởi các tác nhân khác và giúp bé có cảm giác luôn có người bên cạnh. Mẹ có thể tìm những dĩa nhạc EQ cho bé tại các nhà sách lớn.
Để bé tự ngủ, nếu bé không thể và khóc to, bạn hãy xem một vòng các tác nhân xung quanh bé, làm bé không thể ngủ. Bạn có thể bế bé lên và ôm bé, giúp bé bình tĩnh lại. Sau đó đặt bé nằm xuống giường và thử lại một lần nữa.
Trường hợp bé vẫn không thể tự ngủ, hãy thử cách vỗ đều nhẹ nhàng lên người để ru bé ngủ ngon.
Khi bé lớn dần lên sẽ quen với giờ giấc đi ngủ, Và nếu bạn sử dụng những phương pháp này thường xuyên để bé ngủ ngon sẽ giúp con càng lớn càng dễ ngủ mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ mẹ.


====> PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MEDICAL CENTER HỢP TÁC VỚI CÁC BÁC SĨ:
- Bệnh viện Nhi Đồng 1
- Bênh viện Từ Dũ
- Bệnh viện Chợ Rẫy

===>KHOA CHUYÊN SÂU:
- Sản – phụ khoa
- Nhi đồng
- Bác sĩ gia đình

==>BẠN CẦN TƯ VẤN, LIÊN HỆ CHÚNG TÔI NHÉ:
☎️ Hotline: 1900 252 535
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM
Website: https://simmed.vn

  • Chủ đề hot




 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018