Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Định hướng cách trả lời IELTS Speaking part 2 dễ ăn điểm

  • patadovn 3,671 người đã xem


Xem thêm:

IELTS là gì? Tất tần tật những điều cần biết về IELTS

Bảng quy đổi điểm TOEIC, IELTS, TOEFL

Kinh nghiệm học IELTS cho người mới bắt đầu

1. Tìm hiểu về hình thức thi của IELTS Speaking phần 2
Thông thường, thời gian thi của Part 2 kéo dài từ 3–4 phút và bao gồm cả thời gian chuẩn bị của thí sinh. Giám khảo sẽ đưa cho người dự thi một thẻ gợi ý với chủ đề được viết trên đó. Sẽ có từ 3-5 gạch đầu dòng cho bạn biết những gì bạn nên nói cho bài thi của mình. Sau đó, thí sinh sẽ có 1 phút để chuẩn bị và bạn được phép ghi chú vào lúc này. Tiếp đến, bạn sẽ được yêu cầu nói về chủ đề đã cho tối đa trong 2 phút. Trong quá trình thi, giám khảo có thể sẽ hỏi bạn từ 1-2 câu hỏi về chủ đề bạn đang nói.

Part 2 trong phần thi IELTS Speaking sẽ tập trung vào khả năng nói và sử dụng tiếng Anh bản ngữ có độ dài nhiều hơn Part 1 về một chủ đề nhất định. Bạn phải thể hiện khả năng dùng tiếng Anh sao cho phù hợp và sắp xếp các ý một cách mạch lạc.

Hình thức thi kỹ năng nói Part 2 trong IELTS Speaking

>> Chia sẻ kinh nghiệm học IELTS Speaking “xương máu” từ người đi trước. Tháo gỡ nhiều khúc mắc trong quá trình học và ôn tập hiệu quả hơn.

2. Hướng dẫn cách trả lời khi nhận The Cue Card (thẻ gợi ý)
Trong phần thi IELTS Speaking part 2 topics, các giám khảo sẽ đưa cho bạn một The Cue Card (gọi là thẻ gợi ý). Một số từ quan trọng nhất trên thẻ gợi ý sẽ nằm ở câu đầu tiên. Đó cũng là chủ đề mà bạn sắp sửa thuyết trình trong thời gian 2 phút của mình. Bên cạnh đó, trong The Cue Card có những gạch đầu thông tin như một hướng dẫn về những gì bạn có thể đưa vào bài nói của mình. Sau đây là những định hướng cách trả lời cho bạn.

2.1. Các gạch đầu dòng chỉ nên dừng lại ở mức tham khảo
Theo đó, bạn sẽ có nhiều điều khác để có thể đưa vào bài nói của mình. Không nhất thiết phải “bám víu” vào các đề xuất trong những gạch đầu dòng. Đa số mọi người trong lúc thi thường “đọc lại” những gạch đầu dòng. Đây là một lỗi nghiêm trọng mà bạn nên tránh. Bạn phải lập ra chiến lược của riêng bản thân và đừng nên ngắt quãng quá lâu trong bài nói trước khi hết 2 phút nhé.

2.2. Bạn không cần phải dùng hết các hướng dẫn trong The Cue Card
Có thể thấy rằng các đề xuất trong các gạch đầu dòng không hoàn toàn liên quan đến trải nghiệm của bạn. Hoặc đơn giản hơn khi đây không thực sự là những gì bạn muốn nói cho chủ đề thi. Vì thế, đây là lý do để bạn có thêm ý tưởng khác giúp phát triển bài nói của mình.

2.3. Nên tập trung vào chủ đề
Điều quan trọng nhất là bạn nên tập trung vào chủ đề trong IELTS Speaking phần 2. Việc sử dụng các gạch đầu dòng làm hướng dẫn chỉ là tham khảo. Nhưng cũng không nên “gò bó” ý tưởng trong phiếu gợi ý nhé. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng sẽ không bị mất điểm nếu như bạn bỏ sót một gạch đầu dòng nào đâu nhé.

2.4. Đừng quên nói về những thứ liên quan đến chủ đề
Những ý tưởng mà bạn nói sẽ phụ thuộc vào chủ đề mà giám khảo đưa ra. Tuy nhiên, bạn cũng có thể “bứt phá” thêm bằng một số một số ý tưởng khác, chẳng hạn như:

Suy nghĩ của bạn;
Ý kiến ​​của bạn;
Cảm xúc của bạn;
Đưa ra ví dụ cụ thể;
Tình hình ở hiện tại;
Tình hình trong tương lai.
Nếu như bạn chuẩn bị một số các ý tưởng để bổ sung vào bài nói trong lúc kiểm tra. Điều này sẽ giải quyết nhanh chóng và linh hoạt hơn khi bạn gặp bất kỳ chủ đề nào. Nếu may mắn, bạn sẽ nhận được một chủ đề là sở trường của bản thân. Ví dụ như: mô tả một bức ảnh yêu thích hay một thành phố bạn đã đến thăm,…

Định hướng câu trả lời cho The Cue Card trong IELTS Speaking

>> Một số kinh nghiệm và tips thi IELTS mà bạn nên biết trước khi quá muộn. Đừng bỏ qua thông tin hữu ích để tránh mắc lỗi không đáng có trong kỳ thi chính thức.

3. 5 lý do phổ biến khiến bạn không hoàn thành tốt topic for speaking part 2 trong IELTS
Một điều hiển nhiên là các thí sinh thi kỹ năng nói bắt buộc phải có khả năng dùng Anh ngữ một cách thành thạo. Song đó, thí sinh cũng cần phải có 4 kỹ năng chính và sẽ được giám khảo đánh giá: sự lưu loát và mạch lạc, vốn từ vựng, ngữ pháp, cách phát âm. Mỗi yếu tố trong 4 kỹ năng này sẽ chiếm 25% số điểm. Tuy nhiên, có 5 lý do dẫn đến việc bạn nhận được điểm thấp hơn nhiều so với khả năng của mình, đó có thể là:

Không nói đầy đủ trong 2 phút;
Hết ý tưởng để nói;
Bài nói không có cấu trúc;
Đọc phần ghi chú trên phiếu gợi ý hơn là nói chuyện một cách tự nhiên;
Lo sợ giám khảo không biết về chủ đề mình đang nói.
4. IELTS speaking tips – Cách hiệu quả tránh những sai lầm trong Part 2
4.1. Nên nói trong bao lâu?
Có khá nhiều người thường hỏi rằng có nên nói đúng 2 phút hay không? Theo đó, bạn nên tiếp tục bài nói đến khi giám khảo yêu cầu dừng lại, khi đó chính xác sẽ vừa khoảng 2 phút. Chẳng hạn như bạn dừng lại trước 1 phút 40 giây hoặc 1 phút 50 giây. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến điểm số của IELTS speaking phần 2. Bởi các giám khảo sẽ chấm điểm trôi chảy và mạch lạc nên bạn có thể bị mất điểm nếu như ngừng nói đột ngột.

  • Chủ đề hot



 ●
Hi các mom, Hẳn các mom không còn xa lạ gì với Facebook nữa. Facebook mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, trong đó có việc chúng ta được tiếp cận với những người tài giỏi, những chuyên gia nổi tiếng. Sau đây mình xin được điểm danh những Facebook mà mình nghĩ rất hữu ích cho chúng ta trong quá trình làm mẹ, các mom còn trang Fb nào chia sẻ nhé 1. Fb Trần Thị Huyên Thảo (https://www.facebook.com/huyenthao.bacsi) BS nhi khoa nổi tiếng, cung cấp những bài viết về chăm sóc sức khỏe bé rất chi tiết. Giọng văn của BS rất dễ thương, dễ hiểu. 2. Fb BS Anh Nguyen (https://www.facebook.com/anhnguyen.nutrition) Chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Anh. Những bài viết của BS dựa trên những tài liệu khoa học của những BS nước ngoài nổi tiếng, những tổ chức đáng tin cậy. Lời văn có vẻ hơi hàn lâm, nhưng các mẹ sẽ biết thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích từ những bài viết của BS 3. Fb Child Nutrition Foundation (https://www.facebook.com/Child-Nutrition-Foundation-100109567340766/) Trang Fanpage này do BS Anh Nguyen thành lập, chia sẻ tất tần tật mọi thứ liên quan đến trẻ em. Từ dinh dưỡng, chăm sóc, nuôi dạy con, chọn trường mẫu giáo, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ,...nói chung là nhiều kiến thức lắm ạ. 4. Fb Baby hub - Parent hub (Nuôi dạy trẻ từ 0-3 tuổi) (https://www.facebook.com/groups/1702730583321734/) Là nơi chia sẻ thảo luận các vấn đề về nuôi dạy con cái. Có các CLB và hoạt động offline rất mạnh. Các bài chia sẻ đa số là từ kinh nghiệm của các cha mẹ bỉm sữa, nên khá thực tế. 5. Free English Children’s Book Club (CLB Sách Tiếng Anh Trẻ Em) (https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/) Nơi các cha mẹ bìm sữa chia sẻ về hành trình học tiếng Anh của con, các bé trong group rất giỏi, có thể phát âm chuẩn và thuyết trình tốt. Các cha mẹ bỉm sữa ở group rất nhiệt tình trong việc chia sẻ kinh nghiệm cùng con học tiếng Anh, giúp các bé học tốt tiếng Anh từ nhỏ. Ngoài ra, group còn chia sẻ rất nhiều ebook truyện tiếng Anh thiếu nhi hay. Review các phim hoạt hình/ kênh youtube bổ ích cho các bé. 6. Ăn dặm 3in1 Ăn dặm từ trái tim (https://www.facebook.com/andam3in1/) Fb của đầu bếp Hoàng Cường. Tổng hợp rất nhiều tài liệu hay của 3 pp ăn dặm: adtt, adkn và blw. Phải nói là bác Cường đã đọc rất nhiều tài liệu, để chắt lọc ra những gì tinh túy nhất, cần thiết nhất cho các mẹ khi tìm hiểu về ăn dặm. Ngoài ra Group còn là nơi các mẹ chia sẻ về các bí quyết, thực đơn ăn dặm của con, trao đổi về các pp giúp con bớt biếng ăn, trải qua các tuần wonder week thế nào nhẹ nhàng nhất.
23 bình luận / 07/11/2018