●
Chuyện con nít ở lứa tuổi chập chững bị té đập đầu vào nền cứng ( sàn nhà , bàn , vách tường….) là rất thường xuyên. Ngồi phòng khám tôi thường xuyên được nhận những than phiền của phụ huynh về việc con họ té đập đầu, với những mô tả đại loại như :’’ té ngửa ra sau , đập ót xuống sàn , em nghe nói đập chỗ đó nguy hiểm ‘’ , ‘’ đang chơi té đập đấu cái bốp’’, ‘’ khóc ré lên ‘’ , ‘’ bé kêu đau đầu ‘’ . Hôm qua bé té đập đầu nay bé bị sốt , ói…. Bla bla . Nhiều phụ huynh tỏ ra cực kì lo lắng và yêu cầu chụp CT đầu cho con . Thật tiếc đại đa số đều bị tôi từ chối , vì đơn giản là không cần thiết .
Hầu hết các chấn thương vào đầu ở con nít nhỏ là nhẹ và không dẫn đến chấn thương sọ não hay để lại di chứng về sau.
Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi , cứ 100 trẻ bị chấn thương đầu nhẹ thì có từ 3-10 trẻ có tổn thương não nhẹ trên phim chụp CT và không có biểu hiện gì qua thăm khám , 1 trẻ có chấn thương não mà có biểu hiện ra bên ngoài , chỉ 0.2 % cần phẫu thuật. Những thống kê này là trên dân số có chọn lọc , tỉ lệ thực sự ngoài cộng đồng có lẽ thấp hơn nhiều .
=> Vậy khi nào cần cho trẻ đi khám gấp / hoặc gọi cấp cứu ?
● Trẻ bị bất tỉnh
●Trẻ đau đầu dai dẳng . thường trẻ lớn mới biết kêu đau đầu , trẻ nhỏ nếu đau đầu chứng thường khóc dai dẳng , và có thể lấy tay đập vào đầu
● Ói hoặc mắc ói .
●Sưng , chảy máu , bầm tím 1 vùng nào đó trên đầu
● Chóng mặt , giống như đau đầu , trẻ lớn mới biết kêu chóng mặt . trẻ nhỏ thường biểu hiện trạng thái quấy khóc dai dẳng , ói , hay đi loạn choạng và té
●Lẫn lộn , có vấn đề về trí nhớ , ngủ lơ mơ hoặc uể oải , đờ đẫn , rất khó thức dậy sau khi ngủ .
● Cảm thấy mệt mỏi
● Thay đôi hành vi , tâm trạng bất thường
● Đi hay nói bất thường : đi loạng choạng , hay té hơn , nói ngọng , mất nói….
● bị yếu cơ , chân tay vụng về , long ngóng hoặc không cử động được một bộ phận cơ thể nào đó
● Co giật
●Bầm tím 2 hốc mắt hoặc có bầm tím sau tai ( dấu hiệu đeo kính râm )
●Chảy máu và/ hoặc dịch trong ra tai , mũi
Các triệu chứng này có thể ngay sau té hoặc vài giờ , vài ngày sau chấn thương
Sau khi con té , bạn có thể làm gì ?
Trước hết hãy dỗ dành trẻ để trẻ đỡ hoảng loạn , nếu bạn hoảng loạn bạn sẽ làm cho trẻ hoảng loạn theo . sau đó có thể dỗ trẻ để trẻ ngủ 1 giấc . đa số khi trẻ ngủ dậy mọi chuyện sẽ ổn .
Nếu trẻ bị hoặc bạn nghi ngờ trẻ bị chấn thương nghiêm trọng ở đầu , cổ , lưng tuyệt đối không được di chuyển trẻ vì có thể làm đứt tủy cổ , hãy gọi cấp cứu ngay .
Những vết thương ngoài da cần được rửa sạch và băng lại , đặt lên đó một miếng gạc lạnh để giảm sưng . nếu có vết sưng bầm thì có thể chườm đá trong 48 tiếng đầu , sau đó chườm ấm trong những ngày sau . theo dõi trẻ 24- 48 giờ để xe trẻ có thêm dấu hiệu nghiêm trọng nào như đã kể ở trên hay không