Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Danh sách đồ cần mua cho trẻ sơ sinh ĂN - NGỦ - TẮM RỬA - TRANG PHỤC

  • Hoaluuly 3,456 người đã xem
    Mây 6 tuổi

Chào các mẹ, mình được 1 người bạn chia sẻ cho list đồ cần mua cho trẻ sơ sinh và mình cũng mua đồ theo danh sách này thấy rất đầy đủ, các mẹ tham khảo nhé:

1.
ĂN
-
Sữa công thức (đề phòng, nhưng trong 3 ngày đầu con ăn ít đến đâu cũng kệ nó cứ cho nó ti mẹ thật nhiều để gọi sữa mẹ về, 3 ngày đầu con ko đói đâu mà sợ, nó cũng chỉ ăn vài ml vào bụng là no rồi) – Aptamil Đức hoặc Meji Nhật (có dạng thanh tiện lợi) là được khen nhiều nhất.
-
Chổi cọ bình sữa và núm ti – (Upass)
-
Dung dịch rửa bình sữa – (Dnee)
-
Máy hâm sữa – Fartz baby
-
Bình sữa + núm ti size S, sơ sinh chỉ cần cái bình con 130-160ml là ok, sau 4 5 tháng thì đổi sang bình to 260ml. Không nên pha ít sữa mà đổ vào bình to vì bé sẽ bị nuốt không khí thừa trong bình gây đầy hơi quấy khóc
-
Giá/ khay đựng bình sữa và các dụng cụ liên quan, giống kiểu giá úp cốc của mình nhưng để úp bình, núm ti, bỏ cả hộp sữa vào cũng đc, rồi đậy nắp lên trông gọn gàng sạch sẽ
-
Máy hút sữa (optional, nếu dùng recommend loại điện đôi)
-
Túi trữ đông sữa mẹ hút ra (optional)

2.
NGỦ
(gối, gấu bông chèn xung quanh là ko cần thiết)
-
Cũi ngủ riêng
-
Màn chống muỗi cho cũi
-
Gối chặn 2 bên để con nằm khong bị giật mình
-
Đệm cho cũi
-
Chiếu cho cũi (mùa hè nằm chiếu cho mát lưng)
-
Tấm lót chống thấm trải cũi
-
Chăn

3.
TẮM RỬA VỆ SINH
Không cần mua băng rốn, phấn rôm.
-
Miếng lót sơ sinh, bỉm dán cỡ sơ sinh (các bạn sinh ra to to 1 ti thì dùng đc bỉm dán luôn, ko thì dùng miếng lót sơ sinh, nó giống bvs người lớn để dán vào “quần đóng bỉm”
-
Quần đóng bỉm (nếu dùng miếng lót sơ sinh, chứ dùng luôn bỉm dán thì ko cần mua)
-
Kem chống hăm (Bepanthen, Bubchen của Đức dùng rất ok, giá mềm, Sudocrem cũng được, vệ sinh tắm rửa cho con xong thì bôi 1 lớp mỏng)
-
Kem dưỡng ẩm toàn thân (Bubchen, Aveeno, Mustella, Cetaphil đều tốt, tắm xong bôi toàn thân cả mặt, da trẻ con cần dưỡng ẩm thường xuyên, nếu bạn nào cơ địa nhiều mồ hôi quá thì thôi, Khanh da khô lại còn bị chàm nên tốn kem kinh khủng)
-
Sữa tắm gội sơ sinh 2in1 không cay mắt (có cả loại đổ 1 ít vào chậu nước rồi tắm gội cho bé mà không cần tráng lại)
-
Rơ lưỡi bằng gạc hoặc bằng silicon (chị dùng gạc nên ko biết loại silicon dùng như nào) để vệ sinh miệng cho con, nó bú nhiều lưỡi đầy cặn sữa)
-
Nước muối sinh lý để thi thoảng nhỏ mắt, mũi, nhỏ vào tăm bông vệ sinh rốn cho con)
-
Dụng cụ cắt móng tay cho bé
-
Dụng cụ hút mũi (sơ sinh thì dùng loại dạng như quả bóng hơi để bóp thôi, không dùng loại hút bằng dây hay máy)
-
Khăn xô các cỡ: Khăn quấn để lau khô sau khi tắm (khoảng 4 5) khăn vừa để dùng trong khi tắm (khoảng 4 5), khăn nhỏ để lau mặt, thấm sữa (khoảng 20 cái)
-
Khăn tắm gia đình thông thường (khoảng 2 cái) để ủ bé sau khi tắm xong
-
Tinh dầu nhỏ vào nước tắm để chống cảm
-
Dầu massage – khi nhiệt độ phòng đủ ấm thì cởi đồ và massage cho bé bằng dầu này để làm ấm người lên + mềm da, sau đó mới đem nó đi tắm, tắm xong bôi kem dưỡng ẩm
-
Chậu tắm: 1 chậu to như cái thuyền để tắm ngập người cho ấm, 1 chậu nhỏ hơn để tráng người, 1 chậu nhỏ nhất để rửa mặt
-
Lưới tắm để bé nằm lên đó mẹ rảnh tay tắm bé

VÌ BỊ GIỚI HẠN KÍ TỰ NÊN MÌNH COMMENT Ở DƯỚI PHẦN TRANG PHỤC VÀ CÁC ĐỒ DÙNG KHÁC Ạ

  • Chủ đề hot




 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018